Đau đầu kéo dài có thể là do thay đổi thời tiết, căng thẳng, stress, thiếu ngủ… Nhưng đau đầu cũng có thể là do viêm màng não, xuất huyết, dị dạng mạch não, khối u chèn ép… gây nguy hiểm đến tính mạng. Đâu là nguyên nhân nào dẫn đến đau đầu dai dẳng, cách khắc phục như thế nào, tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây đau đầu kéo dài do đâu?
1. Đau đầu kéo dài
Nhiều lúc trong cuộc sống bộn bề, chúng ta có thể gặp những cơn đau đầu dai dẳng, kéo dài. Đau đầu dai dẳng, kéo dài có thể chia thành các loại đau đầu khác nhau, tùy theo mức độ, tính chất cơn đau.
– Đau đầu do căng thẳng, stress
– Đau nửa đầu, người bệnh đau dữ dội một hoặc hai bên đầu
– Đau đầu từng cơn: người bệnh đau liên tục trong một khoảng thời gian xong rồi hết, cơn đau có thể xuất hiện trong vài ngày, vài tuần, vài tháng. Cơn đau thường xuất hiện dữ dội ở một bên.
– Đau nửa đầu liên tục, cơn đau thường xuất hiện ở một bên liên tục.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ nguyên nhân do tắc mạch từ tim là gì?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau đầu kéo dài?
Đau đầu có thể đau một bên hoặc hai bên, đau ở phía sau gáy hoặc đau tập trung vào vùng trán. Đôi khi cảm giác đau đầu còn khiến bệnh nhân có cảm giác như đang đeo cái gì rất nặng lên đầu, cảm giác trì trệ, khó chịu. Ngoài cảm giác đau đầu, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, đổ mồ hôi, chảy mũi, nhạy cảm ánh sáng, âm thanh… Nguyên nhân dẫn đến đau đầu có thể kể đến một số nguyên nhân dưới đây:
2.1 Mất ngủ
Do công việc bộn bề, áp lực công việc, học hành, tiền bạc… nhiều người phải thức khuya, căng thẳng làm việc, thiếu ngủ khiến hệ thần kinh không được nghỉ ngơi, gây nên hiện tượng ức chế ngược, gây hiện tượng đau đầu do thiếu ngủ. Nếu do tình trạng này, bệnh nhân chỉ cần ngủ đủ một vài hôm, tình trạng đau đầu sẽ giảm hẳn.
2.2 Viêm màng não
Người bệnh đau đầu dữ dội, cứng cổ, nôn, sợ ánh sáng, sốt cao… tình trạng này có thể nghi ngờ sang viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Cần phải đi khám chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
2.3 Khối u
Khối u ở não phát triển, chèn ép vào các tổ chức thần kinh, mô não, gây tăng áp lực nội sọ, gây nên những cơn đau dai dẳng, theo cơn, âm ỉ kéo dài. Tổ chức khối u có thể chèn ép còn gây ra một số triệu chứng khác như giảm thị lực đột ngột một bên, buồn nôn, liệt chi, mệt mỏi… Người bệnh cần đi khám càng sớm khi có những dấu hiệu này.
2.4 Xuất huyết não
Người bệnh có cơn đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, mất ý thức, nói ngọng, khó nói, yếu chi, đi lại khó khăn, dễ ngã… Khi có những triệu chứng này, có thể bệnh nhân đã bị xuất huyết não, đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tế bào não càng được cấp cứu càng sớm, tỷ lệ phục hồi hoạt động càng tốt.
2.5 Dị dạng mạch não
Dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) là hiện tượng kết nối bất thường động tĩnh mạch với nhau. Tình trạng này làm rối loạn dòng chảy tuần hoàn não. AVM có thể được phát hiện khi chụp CT, MRI mạch não, rất khó phát hiện khi bình thường. Khi có hiện tượng đau đầu dữ dội từng cơn, đau âm ỉ liên tục, chóng mặt, liệt run, co giật, cơn đau tăng lên khi căng thẳng… Hãy đi khám càng sớm càng tốt, để hạn chế AVM vỡ, điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
2.6 Viêm xoang
Viêm xoang trán, viêm xoang sàng… khiến người bệnh đau đầu, khó tập trung, mệt mỏi, chảy nước mũi khó chịu. Hãy đi khám để được điều trị sớm, tránh ổ viêm lây lan sang các vùng lân cận.
2.7 Rối loạn tâm lý có thể dẫn tới đau đầu kéo dài
Một số người bị sợ hãi quá mức, tinh thần hoảng loạn do một vấn đề nào đó dẫn tới sang chất tâm lý. Người bệnh có thể có triệu chứng đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như: tim đập nhanh, vã mồ hôi, khó thở, run chân tay…
>>>>>Xem thêm: “Bỏ túi” 4 loại thức ăn trị rối loạn tiền đình
2.8 Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp… Chúng có tác dụng phụ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau đầu dai dẳng khó chịu, nhưng sau một thời gian dừng thuốc, tình trạng đau đầu có thể sẽ giảm.
2.9 Rối loạn tiêu hóa
Một số rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột… có thể gây triệu chứng nôn mửa, mất nước, rối loạn điện giải, đau đầu.
2.10 Tim mạch
Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp, tăng huyết áp… Những rối loạn này khiến lượng máu đẩy lên nuôi dưỡng não bị thiếu hụt, gây thiếu oxy não. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi…
2.11 Hô hấp
Khi người bệnh đang bị nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, hen… Mô niêm mạc đường thở phù nề, làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân khó thở. Lượng oxy di chuyển khó khăn lên não, khiến não thiếu oxy, cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Đồng thời, phản ứng viêm gây sốt, làm tăng áp lực sọ não, gây tình trạng đau đầu.
2.12 Viêm tai cũng có thể dẫn tới đau đầu kéo dài
Khi bị viêm tai giữa, áp xe, chảy mủ, viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai… người bệnh có thể có triệu chứng hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, mất thăng bằng. Dây thần kinh ở tai có vai trò quan trọng trong giữ thăng bằng của cơ thể. Khi dây thần kinh bị viêm gây nên tình trạng mất thăng bằng, đau đầu.
2.13 Sốt
Khi cơ thể bị tổn thương do đau khớp, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn… cơ thể có phản ứng chống lại bằng phản ứng sốt, viêm. Người bệnh có thể có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược…
2.14 Đau co bóp tử cung
Một số chị em bị đau bụng trong thời gian hành kinh. Lúc này, cơ tử cung co bóp mạnh đẩy máu hành kinh ra. Các chị em có thể có triệu chứng đau bụng kèm đau đầu, buồn nôn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn đau đầu kéo dài. Một số loại thuốc giảm đau thông thường có thể khiến bạn giảm đau nhanh tại chỗ. Tuy nhiên nó sẽ làm mất triệu chứng bệnh, gây khó khăn trong quá trình bác sĩ tìm ra bệnh. Hãy đi khám khi triệu chứng đau đầu diễn ra liên tục, kèm theo một số triệu chứng dữ dội khác như buồn nôn, tụt huyết áp, chóng mặt… để hạn chế biến chứng nguy hiểm.