Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam đang ở mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại cần có biện pháp đối phó kịp thời hiệu quả.
1.”Ngã ngửa” với tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 5 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ.
Tỷ lệ người bệnh tim mạch tăng cao ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Đáng lo ngại, tăng huyết áp là bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân khiến 7 triệu người trên Thế giới tử vong mỗi năm.
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
2. Các nguyên nhân gây bệnh tim mạch
Có đến 75% số trường hợp bệnh tim mạch trên thế giới xuất phát từ những yếu tố nguy cơ rất thông thường như không hoạt động thể lực, béo phì và hút thuốc lá.
Hút thuốc lá nguyên nhân gây bệnh tim mạch
Trong khi đó ở các nước phát triển thì có đến 1/3 người bị bệnh tim mạch là từ 5 yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, cao huyết áp, cholesterol và béo phì.
Thông thường những người có bệnh tim mạch tiềm ẩn không có triệu chứng gì, một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể xuất hiện là bị nhồi máu cơ tim hoặc bị đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, hút thuốc, béo phì, không hoạt động thể lực,.. là nguyên nhân gây nên khoảng 80% số trường hợp bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não hoàn toàn có thể chữa trị được.
Các yếu tố gây nên bệnh tim mạch mà ta không thể thay đổi được gồm, tuổi tác (>55 tuổi đối với nam, >65 tuổi đối với nữ), hay tiền sử gia đình có bệnh tim mạch ở tuổi còn trẻ.
3. Phòng ngừa biến chứng tim mạch nguy hại đến sức khỏe
Để phòng ngừa cũng như hạn chế tác hại từ căn bệnh tim mạch, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên kiểm soát hiệu quả huyết áp, cân nặng, tỷ lệ đường huyết,… Nên đo huyết áp vào những thời điểm nhất định trong ngày, nhớ con số huyết áp của mình như nhớ tuổi. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng như không ăn mặn, giảm bớt thực phẩm có axit béo, mỡ động vật….
Khám tim mạch định kỳ thường xuyên
Hạn chế uống rượu bia, cần giảm cân với người béo phì, nên vận động thể lực mỗi ngày như đi bộ 30 – 45 phút, vận động thể lực nhẹ nhàng 4-5 ngày 1 tuần. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh (nếu có).
Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn