Hướng dẫn cách điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả và an toàn

Viêm bờ mi mắt là hiện tượng viêm biểu bì của bờ tự do ở mi mắt, bao gồm các tổn thương cấp tính và mạn tính. Đây là căn bệnh thường gặp, hay tái phát và khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những cách điều trị viêm bờ mi mắt nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả và an toàn

1. Tìm hiểu đôi nét về căn bệnh viêm bờ mi mắt

1.1 Thế nào là viêm bờ mi mắt?

Viêm bờ mi mắt là tình trạng bờ mi mắt bị viêm cấp hoặc mạn tính. Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Bệnh gây nên nhiều ảnh hưởng cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Để nhận biết bệnh, ta có thể dựa trên những triệu chứng cơ năng và thực thế. Điển hình như ngứa mắt, đỏ, bỏng rát và bị phù bờ mi. Bên cạnh đó, mắt người bệnh thường nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác cộm. Vậy nên, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cũng nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra kĩ lưỡng.

Tuy đây không phải một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả. Ví dụ như biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, … Biến chứng ảnh hưởng đến nang lông như khiến mi rụng, mọc ngược mi, …

1.2 Những nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt

Viêm bờ mi mắt do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, cơ địa, dị ứng,… Trong số đó, nguyên nhân thường gặp nhất có lẽ là do nấm, tụ cầu khuẩn,…

Về mặt lâm sàng, bệnh viêm bờ mi mắt có nhiều hình thái khác nhau như:

– Viêm đỏ bờ mi là hình thái nhẹ. Lúc này, bờ mi thường đỏ lên, có vẩy, ít tiết tố và người bệnh chỉ thấy vướng nhẹ.

– Viêm bờ mi rụng vẩy xảy ra khi bờ mi của người bệnh đỏ lên, đóng nhiều vẩy, bò mi không bị loét, các tiết tố bám dính trên bờ mi.

– Viêm loét bờ mi là hình thái nghiêm trọng và rất dai dẳng. Lúc này, bờ tự do của mi mắt bị sưng đỏ và phù sau đó xuất hiện các vết loét, rụng lông mi, cũng như có nhiều tiết tố.

Viêm bờ mi mắt là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên, người già. Tuy nhiên, những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm bờ mi mắt là do người bệnh có nhiều gàu, gặp vấn đề ở tuyến nhờn của mắt hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Hướng dẫn cách điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả và an toàn

Viêm bờ mi mắt là căn bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng

2. Cách điều trị viêm bờ mi mắt có dấu hiệu từ nhẹ tới trung bình

Với bệnh viêm bờ mi mắt có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, cách điều trị thường là chườm ấm, rửa mi mắt, mát xa bờ mi và nhỏ nước mắt nhân tạo. Những biện pháp này nên được thực hiện trong vòng 6 tuần trước khi chuyển sang những cách điều trị khác.

2.1. Cách chườm ấm bờ mi mắt

Phương pháp chườm ấn vào bờ mi và những tuyến Meibomian có thể hóa lỏng các chất tiết đông đặc bất thường bằng việc làm nóng chúng. Chườm ấm còn có thể thúc đẩy tăng lưu thông trên những tuyến Meibomian và làm tăng số lượng bài tiết.

Với phương pháp này, các bạn nên ngâm khăn trong nước ấm rồi chườm lên trên mắt. Khi khăn nguội bớt, mọi người nên làm ấm lại và tiếp tục chườm khoảng 5 – 10 phút. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chườm ấm bờ mi mắt khoảng 2 – 4 lần/ ngày.

Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng đau mắt hột không nên chủ quan

Hướng dẫn cách điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả và an toàn

Chườm ấm là phương pháp điều tri viêm bờ mi mắt thể nhẹ hiệu quả

2.2. Massage mi mắt

Massage mi mắt có tác dụng cải thiện sự bài tiết và làm rỗng các tuyến Meibomian. Đặc biệt là với những người bị viêm tuyến Meibomian hoặc viêm bờ mi. Massage mi mắt nên được thực hiện ngay sau bước chườm ấm. Với phương pháp này, các bạn nên sử dụng khăn rửa mặt để chườm ấm. Ta kết hợp dùng đầu ngón tay sạch để massage nhẹ nhàng bờ mi mắt về phía mắt theo chuyển động hình tròn.

2.3. Rửa bờ mi mắt

Những người bệnh sẽ bị tích tụ mảnh vụn ở trên lông mi. Vì vậy, ta nên dùng một miếng gạc ấm để rửa nhẹ bờ mi mắt. Lúc này, các bạn có thể ngâm miếng gạc hoặc tăm bông vào trong nước ấm. Sau đó lấy gạc rửa nhẹ nhàng dọc theo bờ mi để loại bỏ những chất tích tụ. Lưu ý thao tác một cách cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với bề mặt mắt.

2.4. Sử dụng nước mắt nhân tạo

Khi bị viêm bờ mi mắt, các bạn cần phải dùng thuốc nhỏ mắt nhân tạo. Thuốc này giúp điều trị tình trạng khô mắt. Đây cũng là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện khả năng chịu đựng kính áp tròng ở những người bệnh bị viêm bờ mi mắt.

2.5 Lưu ý

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều sau:

– Dừng trang điểm, sử dụng hóa chất quanh mắt.

– Ngưng sử dụng kính áp tròng khi đang điều trị.

– Khi ra đường, người bệnh cần đeo kính bảo vệ mắt.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, kiêng những thực phẩm nhiều fructose và chất béo.

3. Phương pháp điều trị viêm bờ mi mắt có triệu chứng nặng hoặc khó chữa

Đối với những người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị viêm bờ mi mắt triệu chứng từ nhẹ tới trung bình và những người có dấu hiệu nghiêm trọng, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc qua đường uống. Vì bệnh nhân có thể bị tác dụng phụ toàn thân với thuốc uống. Do đó, phương pháp điều trị kháng sinh tại chỗ thường được áp dụng trước.

Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị kháng sinh tại chỗ. Khi ấy, các bác sĩ nhãn khoa sẽ xem xét áp dụng liệu pháp kháng sinh đường uống. Nếu các bạn có triệu chứng viêm bờ mi mắt nặng hoặc khó chữa nên đến nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tùy vào từng tình trạng cụ thể.

Hướng dẫn cách điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả và an toàn

>>>>>Xem thêm: Phát hiện sớm triệu chứng thiên đầu thống phòng biến chứng

Cách điều trị bệnh viêm bờ mi mắt tốt nhất là đến bệnh viện khám với bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các bạn nắm rõ cách điều trị viêm bờ mi mắt an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tốt nhất, ngay khi có dấu hiệu bị viêm bờ mi mắt, người bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra. Từ đó, ta sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *