Bệnh trĩ hỗn hợp là khi người bệnh mắc đồng thời trĩ nội và trĩ ngoại. Đây được coi là căn bệnh khá phức tạp và khó khăn để điều trị dứt điểm. Tìm hiểu những điều cần biết về bệnh trĩ hỗn hợp, cách điều trị và phòng tránh.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ hỗn hợp và những điều cần biết
1. Khái niệm
Khi chẩn đoán bị bệnh trĩ người ta thường đưa ra nhận định về khái niệm trĩ nội hay trĩ ngoại. Trĩ nội và trĩ ngoại là khái niệm đơn giản được phân biệt với nhau bằng vị trí tương quan so với đường răng lược ở ống hậu môn. Trường hợp bao gồm cả các búi trĩ nội và trĩ ngoại xen kẽ với nhau, khi đó được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.
Người mắc trĩ hỗn hợp có triệu chứng và cách điều trị phức tạp, làm cho bệnh nhân khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Nguyên nhân của bệnh trĩ hỗn hợp
Nguyên nhân của bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng thường gồm:
– Thường xuyên mắc chứng táo bón: Táo bón là tình trạng phân bị ứ đọng lại tại các quai ruột vùng trực tràng. Dưới tác động của áp lực tăng cao gây khó khăn khi đi đại tiện. Táo bón xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như các cơ vòng, cơ nâng, các dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần, trở nên lỏng lẻo giảm khả năng đàn hồi. Tình trạng kéo dài bệnh nhân dễ có nguy cơ hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.
– Do đặc thù công việc: Những công việc có tính chất ngồi nhiều, đứng nhiều hay thường xuyên phải mang vác vật nặng.Từ đó làm cho chức năng của động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng. Sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn tạo nên các búi trĩ sưng to, phồng.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các búi trĩ. Những thói quen ăn nhiều thịt nhưng ít rau, bổ sung không đủ chất xơ và uống ít nước sẽ gây tình trạng táo bón kéo dài và từ đó là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây áp lực vùng hậu môn. Kết quả gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp
– Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ: Khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này vì khi mang thai máu sẽ lưu thông nhiều hơn để có thể cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Ngoài ra trọng lượng của thai nhi, vùng chậu sẽ chịu sức ép rất lớn làm cho những tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng xuất hiện tình trạng sưng phù, lồi tĩnh mạch gây nên bệnh trĩ. Khi sinh thường các mẹ phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra ngoài, điều đó cũng khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Bệnh trĩ hỗn hợp là khi người bệnh mắc đồng thời trĩ nội và trĩ ngoại
3. Các triệu chứng thường gặp
– Đi ngoài ra máu: Thường là máu đỏ tươi chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh. Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ nhận biết được khi đi vệ sinh có máu dính ở trên giấy. Nếu để lâu hiện tượng ra máu này sẽ nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn nặng máu có thể chảy thành giọt, thành tia. Một số trường hợp bệnh nhân trĩ hỗn hợp do chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu nặng, da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi vận động.
– Xuất hiện dịch nhầy chảy ra từ hậu môn: Hậu môn người bệnh trĩ hỗn hợp còn xuất hiện dịch nhầy khi bệnh ở giai đoạn nặng. Hậu môn chảy dịch khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ướt át, khó chịu, đôi khi còn kèm theo mùi hôi.
– Ngứa hậu môn: Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh ngứa ngáy, vướng víu và gây cảm giác khó chịu, dễ tức giận. Ngoài ra, trĩ hỗn hợp còn có thể bị nứt kẽ hậu môn ở một số bệnh nhân.
– Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh: Búi trĩ có thể tự động thụt lên, phải dùng tay đẩy lên hay không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn
– Đau rát hậu môn: Việc táo bón thường xuyên khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp làm cho phần hậu môn có thể bị trầy xước gây đau rát. Bệnh nhân có thể chỉ hơi đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ uống thuốc gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Bệnh trĩ hỗn hợp thường gây khó chịu, đau rát vùng hậu môn
4. Điều trị và phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp
4.1. Các phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp
Trị hỗn hợp được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà vì trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp, cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
– Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc thuốc tiêu trĩ tây y giúp co búi trĩ, kháng viêm, kháng sưng. Ngoài ra bệnh nhân kết hợp cả việc uống thuốc và sử dụng thuốc đắp lên phần trĩ nhằm làm tiêu giảm búi trĩ nhanh chóng.
– Phương pháp ngoại khoa được sử dụng khi bện ở mức độ nặng hơn, một số phương pháp như: phương pháp mổ hở, phương pháp thắt búi trĩ, phẫu thuật Longo…
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nặng: Những điều cần biết
Bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn nặng thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
4.2. Cách phòng tránh bệnh trĩ
– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước, hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, thực phẩm chứa nhiều đạm vào buổi tối..
– Đối với những người làm văn phòng, tính chất công việc ngồi nhiều, cần đứng lên đi lại cách nhau 30 phút hay một tiếng/lần.
– Các chuyên gia y tế khuyên rằng nên đi vệ sinh ngày ít nhất một lần và duy trì thói quen đều đặn, đúng giờ, tốt nhất là khoảng thời gian buổi sáng sau khi thức dậy.
– Chăm chỉ vận động và rèn luyện thể thao, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thoáng mát, tránh mặc những quần bó sát, không thoải mái cho cơ thể.
– Không rặn mạnh và dùng thuốc điều trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh trĩ hỗn hợp cần được điều trị từ sớm. Người bệnh không nên e ngại cho rằng đây là bệnh nhạy cảm mà chần chừ trong việc thăm khám. Trĩ hỗn hợp sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.