Sỏi thận là bệnh thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sỏi kịp thời hoặc điều trị sỏi sai cách có thể dẫn đến suy thận, chạy thận, ghép thận. Hãy cùng tìm hiểu về suy thận do điều trị sỏi thận sai cách như thế nào? và điều trị sỏi thận như thế nào? qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Suy thận do điều trị sỏi thận sai cách
Những nguy hiểm mà sỏi thận gây ra
Sỏi thận là một trong các loại sỏi phổ biến ở đường tiết niệu, sỏi hình thành do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại thành sỏi. Nếu sỏi thận có thể nhỏ có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu, Nếu sỏi lớn đến vài cm thì khi này sỏi sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như:
Đau lưng, tiểu ra máu
Những viên sỏi lớn, sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu.
Đau quặn thận
Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…
Sỏi thận có thể dẫn đến những cơn đau quặn thận nếu sỏi to hoặc sỏi di chuyển gây tắc nghẽn đường tiết niệu (ảnh minh họa)
Tắc đường tiểu và suy thận
Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Khi bị suy thận nặng người bệnh thậm chí phải sử dụng các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Suy thận do điều trị sỏi thận sai cách
Sỏi thận có thể dẫn đến những nguy hiểm trên nếu điều trị sỏi thận sai cách:
Suy thận do không điều trị sỏi thận sớm
Có những viên sỏi nhỏ có thể dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước… Nhưng cũng có những viên sỏi tuy nhỏ nhưng không thể tự thoát ra ngoài mà có thể phát triển về kích thước hoặc di chuyển gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát triển và có biện pháp điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Đối phó với chứng bí tiểu cấp sau tai biến
Nhiều người phát hiện sỏi thận nhưng không điều trị sớm khiến sỏi phát triển gây tắc đường tiểu, viêm nhiễm, lâu ngày dẫn đến xơ hóa đường tiểu, suy thận…(ảnh minh họa)
Suy thận do không kiên trì điều trị sỏi
Nhiều người cứ nghĩ sau khi điều trị thì sỏi sẽ không tái phát, tuy nhiên sau khi điều trị sỏi nếu bạn không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, không uống đủ nước hàng ngày và tái khám định kỳ để tầm soát bệnh sỏi sẽ dẫn đến sự tích tụ và phát triển sỏi thận gây suy thận.
Suy thận do tự ý uống thuốc nam trị sỏi
Rất nhiều người bệnh sỏi thận thường tự ý dùng thuốc hoặc mua thuốc nam từ các thầy lang để uống mà không qua bất cứ xét nghiệm nào. Tuy nhiên việc uống thuốc nam không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng và thậm chí gây ra suy thận, suy gan…
Ngoài ra, tự mình sắc thuốc sai quy trình, không đúng nhiệt độ và liều lượng… cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
…
Biện pháp điều trị sỏi thận
Sỏi thận có thể dẫn đến suy thận nếu người bệnh không điều trị sỏi thận sớm và đúng cách. Để biết tình trạng sỏi thận của mình cũng như biện pháp điều trị phù hợp bạn nên đi khám để được chẩn đoán cụ thể.
Trước kia điều trị sỏi thận thường bằng phương pháp mổ mổ gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh mà thời gian phục hồi lâu, khiến bệnh nhân có tâm lý ngại điều trị sỏi thận và thường tìm đến những biện pháp như dùng thuốc nam, thuốc điều trị sỏi.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ tán sỏi, bệnh nhân bị sỏi có thể điều trị sỏi nhẹ nhàng, phục hồi nhanh, thậm chí không phải mổ như:
Tán sỏi ngoài cơ thể
Chỉ định với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, đây là phương pháp không xâm lấn, không mổ, sử dụng sóng điện từ tán sỏi từ bên ngoài cơ thể.
Tán sỏi qua da đường hầm bằng laser
Với sỏi thận lớn hơn 2cm thì đây là phương pháp ít xâm lấn mang lại hiệu quả cao, chỉ với một vết mổ nhỏ khoảng 5mm là bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào tán sỏi, bệnh nhân không đau, thời gian nằm viện ngắn.
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
Phương pháp này giúp loại sạch sỏi bằng việc đưa ống nội soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận vào vào đài thận và tán vụn sỏi, bệnh nhân không đau, không vết mổ.
>>>>>Xem thêm: Suy tuyến thượng thận cấp và 5 điều cần biết
Thăm khám để có biện pháp điều trị sỏi thận kịp thời, phù hợp tình trạng sỏi
Đừng để sỏi thận dẫn đến suy thận chỉ vì những chủ quan của bản thân, hãy đi khám và tầm soát bệnh lý về sỏi sớm.
Để đặt lịch khám tiết niệu tại Hệ thống y tế Thu Cúc hoặc còn thắc mắc muốn được tư vấn về sỏi thận bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.