Bệnh alzheimer ở người trẻ có đáng lo?

Alzheimer là căn bệnh xảy ra chủ yếu ở những người cao tuổi từ trên 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh Alzheimer ở người trẻ cũng không phải là quá hiếm gặp. Cùng tìm hiểu vì sao bệnh Alzheimer khởi phát ở giới trẻ, cách chẩn đoán và ứng phó với bệnh Alzheimer ở giới trẻ như thế nào qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh alzheimer ở người trẻ có đáng lo?

1. Bệnh Alzheimer ở người trẻ xảy ra khi nào?

Mặc dù phần lớn bệnh Alzheimer khởi phát ở những người lớn tuổi, từ 65 tuổi trở lên tuy nhiên vẫn có trường hợp những người trẻ tuổi mắc căn bệnh này. Đây được xem là trường hợp khởi phát sớm và được gọi là bệnh Alzheimer ở người trẻ. Các trường này hiếm xảy ra, chỉ chiếm khoảng dưới 10% trên tổng số người mắc bệnh Alzheimer và thường khởi phát ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự khởi phát sớm bệnh Alzheimer khi còn trẻ thường là do có sự thay đổi di truyền về gen. Nếu người bệnh mang một trong ba gen đột biến có liên quan đến bệnh Alzheimer đó là: APP – Protein tiền thân amyloid trên nhiễm sắc thể 21; (PSEN1)- presenilin 1 trên nhiễm sắc thể 14, (PSEN2) – presenilin 2 trên nhiễm sắc thể 1 thì có thể mắc bệnh Alzheimer và bệnh thường khởi phát sớm trước 65 tuổi.

Bệnh alzheimer ở người trẻ có đáng lo?

Sự khởi phát sớm bệnh Alzheimer thường là do có sự thay đổi di truyền về gen.

2. Biểu hiện bệnh Alzheimer xảy ra khi còn trẻ

Các biểu hiện của bệnh Alzheimer ở những người trẻ thường “mờ nhạt” ít rõ rệt. Các triệu chứng như quên nơi cất đồ vật, giảm tập trung và khó tiếp thu các kiến thức mới, quên các sự việc mới xảy ra, khó khăn trong việc lập luận và nhận thức, có biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, khả năng nghi nhớ, đọc, hiểu, phán đoán bị giảm sút đáng kể, người bệnh thường hay lo âu, căng thẳng hoặc ảo tưởng, thay đổi tính cách (dễ cáu gắt, nổi nóng,…), thờ ơ, chán nản, hay đi lang thang và phản kháng lại sự chăm sóc của người thân. Ở giai đoạn nặng người bệnh mất dần khả năng tự vận động sinh hoạt hàng ngày, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.

Nếu có các biểu hiện trên, nên đưa người bệnh đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra, loại trừ các bệnh lý về thần kinh (não bộ). Ngày nay, giới trẻ mắc bệnh trầm cảm cũng ngày càng gia tăng. Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm ở người trẻ tuổi cũng giống với bệnh Alzheimer, nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác, từ đó mới có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người đúng cách

Bệnh alzheimer ở người trẻ có đáng lo?

Các triệu chứng như quên nơi cất đồ vật, giảm tập trung và khó tiếp thu các kiến thức mới, quên các sự việc mới xảy ra, khó khăn trong việc lập luận và nhận thức, ….

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer ở những người trẻ tuổi như thế nào?

3.1 Chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người trẻ

Hiện nay chưa có xét nghiệm hay chẩn đoán xác định việc người bệnh có mắc Alzheimer hay không khi họ vẫn còn sống. Bệnh Alzheimer được chẩn đoán khi ai đó mắc bệnh, có các triệu chứng điển hình và không tìm thấy nguyên nhân nào khác.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ chỉ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân, không đủ để đưa ra kết luận chính xác rằng ai đó có bị mắc bệnh Alzheimer hay không.

Người bệnh cần phải được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, dựa trên các biểu hiện lâm sàng, chụp chiếu, xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có liên quan, xem xét các yếu tố nguy cơ như: yếu tố môi trường, di truyền,…  từ đó mới có thể đưa ra chẩn đoán về bệnh.

Việc chụp cắt lớp vi tính não (CT não) hay chụp cộng hưởng từ não (MRI não) rất cần thiết, sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng nêu trên. Bởi cũng có rất nhiều bệnh có thể gây tình trạng tương tự dễ nhầm lẫn với Alzheimer như trầm cảm, viêm màng não, đột quỵ, chảy máu não, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, các tác dụng phụ do dùng thuốc,…

Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có biểu hiện hoặc nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Bệnh alzheimer ở người trẻ có đáng lo?

>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu sau gáy bên trái là bệnh gì? Cách điều trị

Chụp cộng hưởng từ não (MRI não) rất cần thiết, sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng bệnh lý có liên quan để loại trừ.

3.2 Điều trị bệnh Alzheimer ở người trẻ

Mặc dù hiện nay chưa có thuốc hay biện pháp nào khác để điều trị bệnh Alzheimer. Nhưng việc điều trị cho người bệnh Alzheimer bằng các liệu pháp sẽ giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải đối phó với các biểu hiện của bệnh.

Như việc sử dụng các thuốc duy trì chức năng tâm thần, thuốc kiểm soát hành vi sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và giảm áp lực cho người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Các loại thuốc này phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa để phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Tốt nhất khi bản thân hoặc những người thân có biểu hiện của bệnh này, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, kê đơn và hướng dẫn điều trị đúng hướng.

Sự chăm sóc, động viên và an ủi của người thân là điều vô cùng quan trọng sẽ giúp người bệnh không cảm thấy tủi thân, tuyệt vọng để cùng tiếp tục cố gắng trên con đường chiến đấu với bệnh tật. Nếu không may khi còn trẻ đã phát hiện một số biểu hiện của bệnh Alzheimer, bạn không nên quá lo lắng hay tự phán đoán rồi chán nản, mà nên sớm đi thăm khám với bác sĩ đúng chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và lắng nghe những tư vấn hữu ích về cách “sống chung” với căn bệnh này.

Hãy chia sẻ với người thân về tình trạng bệnh lý của mình để mọi người cùng thấu hiểu và đồng cảm. Sự động viên, an ủi và chăm sóc của người thân sẽ là nguồn động lực để bạn tiếp tục phấn đấu vì cuộc sống trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *