Bệnh đau đầu căn nguyên mạch rất phổ biến, thường xảy ra do sự co giãn bất thường mạch máu não. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát nguy cơ để ít mắc bệnh hơn hoặc điều trị hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu về chứng đau đầu này và cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh đau đầu căn nguyên mạch là gì? Nguyên nhân chính gây bệnh
1. Bệnh đau đầu căn nguyên mạch là gì?
Bệnh đau đầu căn nguyên mạch, còn có tên gọi khác là đau đầu vận mạch, đau nửa đầu, đau đầu Migraine. Bệnh xảy ra từ căn nguyên mạch máu, bởi sự co giãn bất thường mạch máu não.
Mạch máu não co giãn bất thường như vậy là do bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Chất Serotonin bị phóng thích và phân hủy đột ngột làm mạch máu não không kịp thích nghi, gây co giãn nhanh và mạnh, dẫn tới cơn đau đầu.
Đau đầu căn nguyên mạch là một tình trạng sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/5 phụ nữ và khoảng 1/15 nam giới. Bệnh có thể bắt đầu ở thời thơ ấu, thiếu niên, hoặc tuổi trưởng thành sớm. Nhiều người bị đau nửa đầu hay kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, ốm yếu, mệt mỏi, tăng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi vị.
2. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu do căn nguyên mạch máu
Mặc dù nguyên nhân của chứng đau đầu do căn nguyên mạch máu chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng yếu tố di truyền và môi trường dường như đóng một vai trò quan trọng hình thành cơn đau đầu.
2.1. Bệnh đau đầu căn nguyên mạch do thay đổi nội tiết tố
Sự dao động của hormone estrogen, chẳng hạn như trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và mãn kinh có thể gây ra cơn đau đầu ở nhiều phụ nữ.
2.2. Do thuốc nội tiết tố
Các thuốc nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phụ nữ nhận thấy chứng đau đầu ít xảy ra hơn khi dùng những loại thuốc này.
Ngoài ra, thuốc giãn mạch, chẳng hạn như nitroglycerin, có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu.
2.3. Do thực phẩm và đồ uống
Các loại đồ uống như rượu bia, đặc biệt là rượu vang, đồ uống nhiều caffeine, socola có thể gây cơn đau nửa đầu Migraine.
Thực phẩm như phô mai già, thực phẩm mặn, thực phẩm chế biến sẵn, chất tạo ngọt aspartame, chất bảo quản bột ngọt (MSG)…có thể làm chúng ta đau đầu.
2.4. Do căng thẳng thần kinh gây
Căng thẳng, stress, áp lực tại nơi làm việc hoặc ở nhà có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Tìm hiểu thêm: Khám đau đầu mất ngủ ở đâu uy tín, hiệu quả cao?
2.5. Do kích thích cảm giác
Ánh sáng chói chang, cũng như âm thanh lớn, mùi mạnh (nước hoa, sơn, khói thuốc, mùi xăng xe…) có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
2.6. Do thay đổi giấc ngủ
Mất ngủ, khó ngủ, thậm chí ngủ quá nhiều hoặc hiện tượng jet lag có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.
2.7. Các yếu tố vật lý
Các hoạt động tập luyện thể dục thể thao cường độ cao, làm việc quá sức có thể gây ra hiện tượng đau nửa đầu. Thậm chí hoạt động tình dục không điều độ cũng là một nguyên nhân.
2.8. Thời tiết thay đổi gây bệnh đau đầu căn nguyên mạch
Sự thay đổi của thời tiết hoặc áp suất không khí có thể khiến bạn bị đau nửa đầu.
2.9. Do di truyền
Có tới 4/5 người bị chứng đau nửa đầu có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị chứng đau nửa đầu, con cái có 50% nguy cơ mắc. Và nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử đau nửa đầu, nguy cơ sẽ tăng lên 75%.
2.10. Do tuổi tác
Chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, thiếu niên, khi chúng ta trưởng thành và già đi. Bệnh có xu hướng lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi 30, và dần dần trở nên ít thường xuyên hơn trong những năm tiếp theo.
3. Triệu chứng bệnh đau đầu căn nguyên mạch
Chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, thiếu niên, khi chúng ta trưởng thành và già đi. Bệnh đau đầu căn nguyên mạch có thể tiến triển qua bốn giai đoạn: mơ hồ, hào quang, tấn công và hậu chứng. Không phải ai bị đau nửa đầu cũng trải qua tất cả các giai đoạn này.
3.1. Giai đoạn mơ hồ (trước khi cơn đau xảy ra)
Các triệu chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu từ một đến hai ngày trước khi cơn đau diễn ra. Bao gồm:
– Thèm ăn
– Phiền muộn
– Mệt mỏi
– Thiếu năng lượng hoặc hiếu động thái quá
– Thường xuyên ngáp
– Cáu gắt
– Cứng cổ
3.2. Giai đoạn hào quang (Aura)
Trong thời kỳ hào quang, bạn có thể gặp vấn đề giảm thị lực, kém linh hoạt khi cử động và lời nói. Ví dụ:
– Khó nói rõ ràng
– Cảm thấy kim châm hoặc ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc chân
– Nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc điểm sáng
– Giảm thị lực mắt
3.3. Giai đoạn tấn công
Đây là giai đoạn cấp tính hoặc nghiêm trọng nhất của cơn đau nửa đầu. Ở một số người, giai đoạn này có thể trùng lặp với thời kỳ hào quang. Các triệu chứng giai đoạn tấn công có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, khác nhau ở mỗi người. Có thể kể đến:
– Tăng độ nhạy với ánh sáng, mùi vị và âm thanh
– Buồn nôn
– Chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu
– Đau ở một bên đầu, trước, sau hoặc ở thái dương
– Đau đầu dữ dội
3.4. Giai đoạn hậu chứng
Hay còn gọi là giai đoạn postdrome. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có những thay đổi về tâm trạng và cảm xúc. Có thể thay đổi cảm giác hưng phấn và cực kỳ hạnh phúc, đến cảm giác rất mệt mỏi và thờ ơ. Hiện tượng đau đầu nhẹ, âm ỉ có thể kéo dài.
Độ dài và cường độ của giai đoạn này có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau tùy từng người.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
4. Đau đầu căn nguyên mạch có điều trị được không?
Nhìn chung, chứng đau đầu căn nguyên mạch máu không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ chỉ có thể giúp chúng ta kiểm soát nguy cơ để ít mắc bệnh hơn hoặc điều trị các triệu chứng khi chúng xảy ra hiệu quả hơn. Kế hoạch điều trị chứng đau nửa đầu con phụ thuộc vào:
– Tuổi tác
– Tần suất cơn đau xuất hiện
– Loại đau đầu người bệnh gặp phải
– Mức độ nghiêm trọng của chúng: Dựa trên thời gian kéo dài, mức độ đau và tần suất đau khiến người bệnh không thể đi học hoặc đi làm
– Các triệu chứng đi kèm: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chóng mặt,…
– Các tình trạng sức khỏe khác và các loại thuốc khác đang dùng
Kế hoạch điều trị chứng đau nửa đầu cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau mới đạt hiệu quả:
– Thay đổi lối sống để loại trừ các yếu tố gây bệnh
– Quản lý công việc để căng thẳng và tránh các tác nhân gây đau nửa đầu
– Thuốc giảm đau nửa đầu không kê đơn như NSAID, acetaminophen (Tylenol)…
– Liệu pháp hormone nếu chứng đau nửa đầu dường như xảy ra liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
– Tập luyện, thư giãn tinh thần như thiền, bấm huyệt hoặc châm cứu
Các phương pháp điều trị cần được chỉ định theo dõi sát sao bởi các bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh cho phù hợp. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, bạn nên đi khám và điều trị đúng hướng thay vì tự điều trị để dẫn đến những hậu quả khôn lường.
5. Phòng ngừa bệnh đau đầu do căn nguyên mạch máu
Để ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như sau:
– Xác định và tránh các yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu.
– Theo dõi các triệu chứng khi cơn đau diễn ra để giúp tìm ra nguyên nhân đúng nhất.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý theo độ tuổi. Uống nhiều nước và trà thảo mộc tốt cho não bộ, thần kinh, giấc ngủ.
– Nghỉ ngơi nhiều, làm việc có lịch trình khoa học để tránh căng thẳng, stress.
– Thường xuyên tập thể dục. Nên tập các môn thể thao thư giãn gân cốt và tinh thần như yoga, đi bộ, bơi, thiền…
– Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc phòng ngừa nếu bạn bị chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi thay đổi lối sống không giúp giảm cơn đau.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nền, dễ ảnh hưởng đến tần suất cơn đau đầu.
Tóm lại, bệnh đau đầu căn nguyên mạch máu hay còn gọi là chứng đau nửa đầu, rất hay gặp trong cuộc sống ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhiều triệu chứng phức tạp. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, mà chỉ có phương pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra bệnh.