Có nhiều người lo lắng, thậm chí là tuyệt vọng khi nghe bác sĩ chẩn đoán rằng bản thân hoặc người thân bị mắc bệnh Parkinson. Theo một số nguồn tin, họ cho rằng người mắc bệnh này chỉ sống thêm được tầm 10-15 năm là tối đa. Nhưng liệu thông tin này có chính xác không? Trên thực tế cho thấy, bệnh lý Parkinson không đáng sợ như nhiều người nghĩ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh parkinson ngay trong bài viết dưới đây, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh lý Parkinson không đáng sợ như nhiều người nghĩ
1. Người mắc bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Parkinson là một bệnh lý thoái hóa chậm tiến triển. Nhiều nguồn thông tin cho rằng người mắc bệnh Parkinson chỉ sống thêm được 5 năm, 10 năm, thậm chí 15 năm là tối đa. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh học tại Việt Nam thì tuổi thọ của người mắc bệnh Parkinson có thể kéo dài hơn 15 năm.
Cụ thể:
– Nếu là hội chứng Parkinson thì tuổi thọ của người bệnh chưa thể khẳng định chính xác là bao lâu, vì còn phụ thuộc vào các tác nhân gây ra hội chứng Parkinson.
– Nếu là bệnh lý Parkinson thì tuổi thọ trung bình của người bệnh thường là 30 – 35 năm. Phần lớn người mắc bệnh Parkinson thường từ 58 – 60 tuổi trở lên. Do đó nếu được điều trị và chăm sóc tốt thời gian sống của người bệnh Parkinson có thể kéo dài. Thậm chí trên thực tế có nhiều bệnh nhân Parkinson có thể sống suốt đời, chỉ tử vong do các bệnh lý khác (bệnh lý cơ hội) gây ra.
Chính vì vậy, bệnh Parkinson không ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của người bệnh nên chúng ta không nên quá lo lắng về tuổi thọ của người bệnh Parkinson. Điều quan trọng là phải phát hiện, điều trị thế nào cho hiệu quả, chăm sóc và động viên người bệnh để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân Parkinson, tránh các bệnh lý cơ hội có thể xâm nhập và phát triển.
2. Bệnh Parkinson có biểu hiện gì và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh ra sao?
Tuy không quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.1 Các biểu hiện của bệnh lý Parkinson
Người mắc bệnh Parkinson có các biểu hiện ban đầu thường kín đáo sau dần khi bệnh ngày càng nặng thì các biểu hiện này ngày càng rõ rệt hơn. Một số biểu hiện của người mắc bệnh Parkinson như sau:
– Run nhẹ tay chân, run khi nghỉ ngơi, khi hoạt động run sẽ bớt đi
– Giảm vận động: nói chậm hoặc nói lắp, nói ngọng, ban đầu đi chậm sau đó đi nhanh, khuôn mặt ít biểu cảm, chữ viết nhỏ dần đi có run rẩy,… người bệnh không điều chỉnh được hành vi của mình.
– Co cứng cơ (tăng trương lực cơ): co cứng tay chân, khó cầm nắm, cử động kém linh hoạt.
2.2 Bệnh lý Parkinson gây ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
– Người mắc bệnh Parkinson sẽ bị hạn chế các vận động, cử động trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc. Người bệnh dần bị giới hạn trong các hoạt động, công việc đòi hỏi sự khéo léo, tinh sảo, thậm chí khi bệnh nặng, người bệnh sẽ run nhiều hơn, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, ăn, uống,… cần phải có sự hỗ trợ từ người khác.
– Người bị Parkinson có thể bị liệt, tàn phế suốt đời nếu không được điều trị.
– Nếu bỏ mặc, người bệnh Parkinson có thể bị trầm cảm, thậm chí tử vong do một số bệnh cơ hội như nhiễm trùng,…
Cần lưu ý rằng: bệnh Parkinson chỉ làm suy giảm chức năng vận động, dẫn tới suy giảm chất lượng sống của người bệnh, chứ bản thân bệnh lý Parkinson không gây tử vong cho người bệnh. Chúng chỉ gây tử vong do các bệnh lý cơ hội khác đi kèm gây ra.
Chẳng hạn như người bị bệnh Parkinson do hạn chế cử động, mắt có thể ít chớp hoặc không chớp, thường khiến mắt của người bệnh bị đỏ, dẫn tới hay bị viêm nhiễm. Hay do rối loạn chức năng vận động như chức năng nuốt, khiến người bệnh Parkinson dễ bị sặc, nghẹn khi ăn, uống thức ăn hoặc mặc một số bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp,… đây là các yếu tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tử vong khi không được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện thiếu máu não điển hình
3. Bệnh Parkinson có chữa khỏi hẳn được không?
Hiện nay y học chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh Parkinson. Cũng như chưa có phương pháp điều trị nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh Parkinson.
Mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng như run, co cứng, hạn chế vận động để giúp người bệnh có thể tự sinh hoạt, làm việc, hạn chế phụ thuộc vào người khác.
Nếu bỏ mặc không điều trị, người bệnh Parkinson sẽ dễ mắc các bệnh như trầm cảm, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
4. Điều trị bệnh Parkinson gồm những phương pháp nào?
Hiện nay, việc điều trị người mắc bệnh Parkinson đầu tiên là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Đây là phương pháp được ưu tiên áp dụng. Có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng run tay chân, co cứng, hạn chế vận động của bệnh Parkinson. Khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối lưu ý 3 điều sau:
– Không tự ý bỏ thuốc, tăng liều, giảm liều, đổi thuốc
– Khi có các triệu chứng bất thường như chóng mặt, nôn,… phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh ngay để kiểm tra
– Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh
>>>>>Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?
Bên cạnh đó, một số phương pháp khác cũng được áp dụng nhằm tác động sâu, kích thích sự hoạt động của các tế bào não thoái hóa nhằm khôi phục một phần hoặc hoàn toàn khả năng hoạt động và thực hiện chức năng của chúng. Tuy nhiên các phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa bởi không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng.
Tóm lại bệnh lý Parkinson không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh, cần chủ động thăm khám và điều trị tại chuyên khoa nội thần kinh uy tín để cải thiện bệnh và hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống và công việc.