Đau đầu là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Có những cơn đau đầu dữ dội, xuất hiện đột ngột rồi biến mất nhưng cũng có cơn đau đầu âm ỉ, kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không thể chấm dứt cơn đau đầu. Muốn chấm dứt cơn đau đầu bạn phải tìm được đúng nguyên nhân. Vậy khi bị đau đầu nên khám khoa nào phát hiện chính xác bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị đau đầu nên khám khoa nào để phát hiện chính xác?
1. Vì sao bạn bị đau đầu?
Đau đầu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do thói quen sinh hoạt, lối sống hàng ngày, do môi trường, do chấn thương hoặc có thể nguyên nhân là do các bệnh lý tiềm ẩn. Xét về mặt bệnh lý thì nguyên nhân gây đau đầu được phân thành đau đầu do nguyên nhân trong não và đau đầu do nguyên nhân ngoài não.
Sau đây là một số bệnh lý trong và ngoài não có thể gây tình trạng đau đầu:
1.1 Đau đầu do nguyên nhân trong não
– Co thắt mạch máu não
Mạch máu não bị co thắt gây tình trạng đau đầu, trong chẩn đoán y khoa còn gọi là đau đầu do rối loạn vận mạch. Mạch máu não bình thường nhưng có thẻ co thắt bất thường, co chỗ này thắt chỗ kia, rồi lại dãn mạch. Những co thắt cũng có thể do dị dạng mạch máu não như phình mạch máu não hoặc có thể do stress gây ra.
– Dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não thường do bẩm sinh gây ra. Đây là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Đa số bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não thường không biểu hiện triệu chứng, nhưng ở giai đoạn trước khi vỡ người bệnh thường có biểu hiện đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi, xuất hiện co giật và những cơn động kinh. Khi mạch máu não vỡ ra dẫn đến đột quỵ não.
– Thiếu máu não
Là bệnh lý phổ biến ở dân văn phòng chủ yếu do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dòng máu lưu thông lên não, dẫn đến thiếu máu não. Thiếu máu não khiến vùng não bị thiếu máu và chất dinh dưỡng bị suy giảm chức năng, các tế bào thần kinh phát tín hiệu sai lệch, biểu hiện qua triệu chứng đau đầu.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
– U não, u máu thể hang
Khối u trong não, u máu gây chèn ép các tế bào thần kinh gây tình trạng đau đầu.
– Viêm màng não
Sự tấn công của virus, vi khuẩn khiến viêm lớp màng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống, gây tình trạng đau đầu dữ dội kèm một số biểu hiện như buồn nôn và nôn dữ dội, chóng mặt, sợ ánh sáng,…
– Viêm dây thần kinh sọ não
1.2 Đau đầu do nguyên nhân ngoài não
– Tăng huyết áp/Hạ huyết áp
Việc tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây tình trạng đau đầu.
– Sốt
Sốt khiến hệ thần kinh phát các tín hiệu cảnh báo cơ thể đang bị tấn công, trong đó có tình trạng đau đầu.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh, chèn ép dòng máu lưu thông lên não gây hiện tượng đau đầu.
– Các bệnh lý thuộc các chuyên khoa khác như: răng hàm mặt (bệnh lý tủy răng, rối loạn khớp thái dương hàm,…), tai mũi họng (viêm mũi xoang, viêm amidan,…
2. Bị đau đầu nên khám khoa nào?
Đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đã nêu trên, nhưng đa số đau đầu là biểu hiện của các vấn đề về thần kinh, não bộ. Nhiều người có biểu hiện đau đầu nhưng phân vân không biết đau đầu nên khám khoa nào? Khám không đúng chuyên khoa, khiến quá trình chẩn đoán bệnh lâu hơn, kéo dài thời gian khiến bệnh dễ chuyển biến nặng và tốn kém chi phí mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm trị mất ngủ: 7 món ăn cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bởi khi thăm khám với bác sĩ đúng chuyên khoa, có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như sau:
– Chẩn đoán chính xác tình trạng đau đầu
– Loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự dễ nhầm lẫn
– Tìm ra đúng nguyên nhân
– Đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và theo dõi đánh giá tình hình tiến triển của bệnh
– Có những tư vấn phù hợp giúp bạn cải thiện sức khỏe và tiết kiệm chi phí do việc thăm khám không đúng chuyên khoa gây ra
– Hạn chế việc sử dụng thuốc không có hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do lạm dụng thuốc gây ra
3. Khám và chẩn đoán đau đầu bằng cách nào?
3.1 Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau đầu hiện tại của bạn và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Khai thác tiền sử bệnh lý, đặc thù công việc,… để đưa ra những chỉ định chẩn đoán thích hợp.
3.2 Cận lâm sàng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp y học hiện đại có thể hỗ trợ đánh giá, tìm ra nguyên nhân gây chứng đau đầu như máy chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính MSCT đo lưu huyết não, đo điện não đồ, …
Nếu biểu hiện đau đầu, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Nên đi thăm khám với bác sĩ nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu các nguyên nhân gây đau đầu và đau đầu nên khám khoa nào? Qua đây có thể thấy việc lựa chọn cấc chuyên khoa nội thần kinh uy tín là rất quan trọng đối với việc điều trị chứng đau đầu. Nếu bạn cần tư vấn hay có nhu cầu đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.