Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là căn bệnh khiến nhiều người lo sợ, bởi các biến chứng mà nó gây ra: tử vong hoặc để lại hàng loạt di chứng nặng nề. Theo thống kê, có hơn 50% số người bị tai biến mạch máu não tử vong, khoảng 90% trong số người còn sống sau cơn đột quỵ phải chịu ít nhất 1 di chứng nặng nề theo họ đến suốt đời. Cùng tìm hiểu các biến chứng tai biến mạch máu não và cách để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Biến chứng tai biến mạch máu não: nguy hiểm và nặng nề
1. Hàng loạt biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não
1.1 Tử vong – Biến chứng tai biến mạch máu não nguy hiểm nhất
Tai biến mạch máu não là bệnh thần kinh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao hơn 50%. Đặc biệt là tai biến mạch máu não thể vỡ mạch (xuất huyết não hay chảy máu não).
Xuất huyết não mặc dù chỉ chiếm 20% tổng các ca tai biến mạch máu não (80% còn lại là tai biến mạch máu não thể nhồi máu não hay còn gọi là nhũn não/tai biến do thiếu máu não) nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời hơn ½ các trường hợp xuất huyết não tử vong trong hai ngày đầu, khoảng 35-52% trường hợp xuất huyết não tử vong trong tháng đầu tiên. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở những người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
Đột quỵ thiếu máu não cũng có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thiếu máu não thoáng qua (TIA) tuy không gây nguy hiểm tức thời nhưng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ có thể dẫn đến tử vong trong tương lai.
Tỷ lệ tử vong do bệnh tai biến mạch máu não gây ra ở mức cao và thường diễn ra một cách đột ngột “chỉ trong tích tắc”. Thời gian là “não”, vì vậy khi thấy người bệnh có biểu hiện đột quỵ cần gọi cấp cứu ngay hoặc vận chuyển người bệnh an toàn đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng tử vong xảy ra.
1.2 Liệt vận động – Biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp
Đây là biến chứng phổ biến nhất và nặng nề ở người bệnh còn sống sót sau cơn đột quỵ – có đến 90% người bị đột quỵ sống sót bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt).
Liệt vận động khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới công việc, tâm lý, sức khỏe. Nằm lâu một chỗ khiến dễ gây lở loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp,… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Việc phục hồi các chức năng vận động ngay từ sớm cho người bị đột quỵ là vô cùng cần thiết, để người bệnh không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc và giúp đỡ của người khác.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng mất ngủ đêm cảnh báo bệnh lý gì?
1.3 Gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt
Cơn đột quỵ xảy ra kèm theo là sự tổn thương các tế bào não (vùng não bị tổn thương) gây mất kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng khi nuốt hoặc ăn khó khăn, rối loạn ngôn ngữ. Các biểu hiện điển hình của rối loạn ngôn ngữ như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt ngôn ngữ, thậm chí không nói được.
1.4 Rối loạn nhận thức – Biến chứng tai biến mạch máu não nặng nề
Sau đột quỵ, khoảng 60% người bệnh bị rối loạn nhận thứ. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất khiến người bệnh suy giảm trí nhớ và gây sa sút trí tuệ sau này. Các biểu hiện của rối loạn nhận thức như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian và thời gian, không nhận biết được người thân – gia đình – bạn bè, không hiểu được lời người khác nói,…
1.5 Tiểu tiện không tự chủ
Tai biến mạch máu não khiến cho hệ thống thần kinh bị tổn thương, gây rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác và nhận thức, dễ khiến người bệnh không kiểm soát được tình trạng đại tiểu tiện.
1.6 Rối loạn tâm lý
Người bệnh sau tai biến mạch máu não thường phải nhờ cậy vào sự chăm sóc và giúp đỡ của người thân có thể một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn, điều này khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì nghĩ rằng mình vô dụng, không làm được gì, là gánh nặng cho gia đình và những người xung quanh nên dễ dẫn đến trầm cảm. Sự quan tâm của người thân, cộng đồng, chia sẻ những khó khăn, giúp người bệnh giải tỏa tâm lý là điều vô cùng quan trọng để người bệnh hiểu rằng bệnh tật không ai muốn cả, có bệnh thì chữa, khó khăn đến đâu thì giải quyết đến đó, họ không hề vô dụng, hãy lạc quan và suy nghĩ tích cực chiến đấu với bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý cho bạn những cách chữa mất ngủ hiệu quả
1.7 Rối loạn thị giác
Rối loạn thị giác ở người sau đột quỵ có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Người bệnh có biểu hiện mắt mờ một bên hoặc cả hai. Mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Cần thăm khám ngay và phục hồi sớm nhất để người bệnh có hi vọng lấy lại ánh sáng. Càng để lây tỷ lệ lấy lại ánh sáng càng thấp.
2. Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
Để phòng ngừa tai biến mạch máu não có nhiều cách, sau đây là một số phương pháp chính bạn cần tuân thủ để phòng ngừa tai biến mạch máu não:
– Hãy tránh xa các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch như: bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích,…
– Không để tình trạng thừa cân béo phì xảy ra bằng cách tập luyện thể thao mỗi ngày.
– Hạn chế tối đa căng thẳng quá mức và kéo dài. Hãy suy nghĩ tích cực, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.
– Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau, hoa quả.
– Không nên ăn quá mặn mà nên ăn nhạt.
– Không nên ăn nhiều mỡ động vật.
– Kiểm soát tốt các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch,… bằng cách đi thăm khám sức khỏe định kỳ, khám với bác sĩ ngay khi có bất thường, đo huyết áp thường xuyên, đo đường máu định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ tăng đường máu.