Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì khi phẫu thuật nội soi?

Trong phương pháp phẫu thuật nội soi hiện nay, nhiều bệnh nhân cần được bơm CO2 vào bụng trước khi thực hiện. Vậy bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì, có ý nghĩa gì trong phẫu thuật?

Bạn đang đọc: Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì khi phẫu thuật nội soi?

1. Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì? – Ưu điểm

1.1.  Khí CO2 trong phẫu thuật nội soi thích hợp và an toàn cho cơ thể người

Bơm khí nội soi là một phần của phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì?

Để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bác sĩ sẽ bơm CO2 vào bụng của bệnh nhân. Khí này giúp làm tăng không gian phẫu thuật giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện hơn. Bụng là vị trí phổ biến nhất cho kiểu can thiệp nội soi này. Khi bơm khí CO2 vào ổ bụng, vị trí này sẽ được làm đầy, căng thành bụng trước. Nhờ vậy, bác sĩ có thể quan sát khu vực bên trong và làm thao tác phẫu thuật chính xác hơn.

Carbon dioxide (CO2) là loại khí được sử dụng phổ biến nhất vì nó có giá thành rẻ, không màu, không dễ bắt lửa và có độ hòa tan trong máu cao hơn không khí, giúp giảm nguy cơ biến chứng nếu xảy ra thuyên tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, khí CO2 được sử dụng vì nó thích hợp với cơ thể người. Nó có thể được hấp thụ vào cơ thể và loại bỏ bởi hệ thống hô hấp nên tính an toàn cao.

Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì khi phẫu thuật nội soi?

Ổ bụng được bơm khí CO2 sẽ phình lên giúp bác sĩ có thêm không gian để làm phẫu thuật.

1.2. Khí CO2 an toàn với thiết bị phẫu thuật nội soi

CO2 là chất khí có tính an toàn cao, cách sử dụng dễ dàng, chi phí thấp so với N2O, O2 hoặc các hỗn hợp chất khí khác.

Khí CO2 có đặc tính không dễ cháy nên an toàn khi sử dụng với các thiết bị đốt điện dùng trong phẫu thuật nội soi hiện nay. Nó cũng an toàn cho phẫu thuật laser.

Xét trên nhiều mặt, CO2 an toàn hơn so với các loại khí khác. Ví dụ như khí nitơ oxit có thể dẫn đến hiện tượng chướng ruột, gây thu hẹp không gian phẫu thuật cũng như dễ cháy.

Khí Heli và Argon là loại khí trơ không cháy nhưng lại khó đào thải khỏi cơ thể, có thể gây tình trạng tràn khí màng phổi. Trong trường hợp bị tràn khí màng phổi cũng giải quyết chậm hơn nhiều so với bị tràn khí màng phổi do khí CO2.

2. Phẫu thuật nội soi là gì?

Nội soi là việc đưa một ống dài, mảnh trực tiếp vào cơ thể để quan sát các cơ quan nội tạng một cách chi tiết nhất, chẳng hạn như đường tiêu hóa. Bác sĩ cũng có thể dùng nó để chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật hoặc các nhiệm vụ khác.

Ống nội soi thường được đưa qua mũi, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, chúng có thể được đưa vào cơ thể thông qua các vệt rạch nhỏ, ví dụ như ở bụng hoặc đầu gối. Nội soi hiện đại tương đối ít rủi ro, mang lại hình ảnh chi tiết và thực hiện nhanh chóng nên nó đã được chứng minh là rất hữu ích trong lĩnh vực y học.

Một số điểm chính về nội soi:

– Nội soi là thủ tục nhanh gọn và tương đối an toàn

– Mục đích của nội soi là để kiểm tra, xác nhận tình trạng bệnh và điều trị

– Nội soi có thể được sử dụng để loại bỏ khối u hoặc polyp từ đường tiêu hóa

Tìm hiểu thêm: Trường hợp nào cần thực hiện siêu âm tim cơ bản?

Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì khi phẫu thuật nội soi?

Bệnh nhân sẽ được gây mê trong quá trình thực hiện.

3. Những bộ phận nào có thể nội soi được

– Đường tiêu hóa: nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, nội soi ruột non, ruột già / đại tràng, nội soi đại tràng sigma, ống mật, trực tràng và hậu môn

– Đường hô hấp: nội soi mũi, nội soi đường hô hấp dưới (nội soi phế quản)

– Nội soi tai

– Đường tiết niệu: nội soi bàng quang

– Đường sinh dục nữ (nội soi phụ khoa): soi cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng

– Nội soi thông qua một vết rạch nhỏ: khoang bụng hoặc vùng chậu (nội soi ổ bụng), bên trong khớp, các cơ quan của ngực (nội soi lồng ngực và nội soi trung thất)

4. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi nội soi

Nội soi không cần ở lại bệnh viện qua đêm và thường chỉ mất khoảng 1 giờ để hoàn thành. Đối với một số loại nội soi, bạn cần nhịn ăn khoảng 12 tiếng. Nếu nội soi kiểm tra đường ruột, bạn sẽ cần dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch hệ tiêu hóa.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trước khi nội soi và cho bạn hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt là phải cung cấp cho bác sĩ thông tin các loại thuốc hiện tại bạn đang sử dụng (bao gồm cả thuốc bổ sung, thực phẩm chức năng) và các thủ thuật bạn đã từng thực hiện trước đây.

Bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì khi phẫu thuật nội soi?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp nội soi dạ dày đường mũi

Bác sĩ thăm hỏi, kiểm tra tình trạng bệnh nhân trước khi thực hiện.

5. Quy trình thực hiện nội soi

Có 3 mục đích chính để tiến hành nội soi:

– Kiểm tra: Ví dụ nếu bệnh nhân bị nôn mửa, đau bụng, rối loạn hô hấp, loét dạ dày, khó nuốt hoặc chảy máu đường tiêu hóa thì có thể nội soi để tìm ra nguyên nhân.

– Xác nhận chẩn đoán: Có thể tiến hành sinh thiết trong quá trình nội soi để xác nhận chẩn đoán ung thư hoặc các bệnh khác.

– Điều trị: Công nghệ nội soi mới có thể điều trị bệnh trực tiếp, chẳng hạn như cắt bỏ polyp ngay trong lúc nội soi.

Đôi khi, nội soi sẽ được kết hợp với một thủ thuật khác, ví dụ như siêu âm. Nội soi thường diễn ra khi người bệnh vẫn tỉnh táo (không dùng thuốc gây mê) nhưng sẽ được gây tê cục bộ (xịt thuốc vào sau cổ họng) để giảm đau.

Thu Cúc TCI có đầy đủ các dịch vụ nội soi. Đặc biệt, TCI đang là cơ sở đi đầu trong nội soi MCU – công nghệ đột phá có khả năng chẩn đoán và điều trị ung thư tiêu hóa ngay trong một lần nội soi.

Ngoài những thông tin về thủ thuật nội soi và bơm CO2 vào ổ bụng để làm gì, nếu cần tư vấn thêm các thông tin khác theo tình trạng sức khỏe của bản thân, quý khách vui lòng liên hệ số tổng đài của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để đặt lịch khám.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *