Một trong số hiểu lầm phổ biến là nhiều người nghĩ sỏi mật và sỏi thận là giống nhau, dẫn đến hiểu sai về dấu hiệu và biện pháp xử trí. Để không gặp phải những nhầm lẫn trên, hãy cùng tìm hiểu về cách phân biệt đau do sỏi thận và sỏi mật qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách phân biệt đau do sỏi thận và sỏi mật
Cách phân biệt đau do sỏi thận và sỏi mật
Đau do sỏi thận
Cách phân biệt đau sỏi thận và sỏi mật
– Do thận nằm gần vùng lưng, hông nên khi bị sỏi thì người bệnh sẽ có dấu hiệu đau nặng ở vùng lưng, hông, cơn đau có thể lan đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi.
– Đau rất dữ dội, thường kéo dài từ 20-60 phút, thậm chí là trong vài giờ.
– Đau kèm theo tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu dắt, nước tiểu có mùi hôi.
Đau do sỏi mật
– Người bị sỏi mật thường không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt, chỉ khi sỏi gây tắc nghẽn ống mật mới gây ra những cơn đau đột ngột tăng lên ở vùng bụng bên phải, đau có thể lan ra trước ngực hoặc ra sau lưng.
– Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc đến vài giờ.
– Sỏi mật có thể dẫn đến vàng da, vàng mắt do ứ tắc dịch mật.
Nguyên nhân hình thành sỏi thận và sỏi mật
Sỏi thận
Sỏi thận được hình thành từ các tinh thể canxi, oxalat và axit uric trong quá trình thận lọc máu và thải các chất “cặn bã” ra khỏi cơ thể.
Uống quá ít nước, béo phì, bổ sung quá nhiều canxi, tuổi tác, người mắc các bệnh đường tiêu hóa, người bị tăng acid uric máu… cũng là những nguyên nhân có thể gây nên sỏi thận.
Sỏi mật
Sỏi mật có thể kết tụ trong túi mật hoặc ở ống gan, ống mật chủ. Sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật (cholesterol, bilirubin… ) cùng với tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và ứ trệ dịch mật là nguyên nhân gây sỏi.
Cách xử trí với 2 loại sỏi trên
Tìm hiểu thêm: Điều trị sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất?
Sỏi thận nhỏ (
Cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nêu trên để được xác định chính xác nguyên nhân và có cách xử trí kịp thời. Không nên tự ý bắt bệnh, tự chữa tại nhà để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều đe dọa cho sức khỏe.
– Sỏi thận nếu phát hiện sớm và sỏi nhỏ (
– Sỏi mật được điều trị bằng phương pháp cắt túi mật (với sỏi trong túi mật), nội soi mật tụy ngược dòng và tán sỏi bằng sóng để điều trị sỏi đường mật.
Phòng ngừa sỏi thận và sỏi mật
Để không tạo cơ hội cho sỏi thận và sỏi mật có thể hình thành và phát triển thì cần lưu ý một số điều sau:
– Uống đủ nước: Nên uống 2-3 lít nước/ngày để giúp cơ thể bài tiết tốt – dễ dàng đào thải các chất “cặn bã” gây sỏi ra ngoài.
– Ăn uống điều độ: Tránh ăn các món có hàm lượng oxalat cao, tránh chất béo bão hòa, đường carbohydrate… Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, chất xơ, và cần phân chia đều thức ăn ở các bữa trong ngày… Để tránh làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tạo điều kiện để lắng đọng các chất tạo sỏi.
– Tập thể dục thường xuyên: Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và hỗ trợ đường tiêu hóa và đường tiểu dễ dàng bài thải những chất độc ra khỏi cơ thể.
– Khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để kiểm soát tốt các yếu tố gây bệnh trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt polyp đại tràng
Phòng ngừa sỏi thận và sỏi mật