Nhận biết sớm triệu chứng đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, chủ động ngăn chặn, sơ cứu và cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng người bệnh.
Bạn đang đọc: Cảnh báo triệu chứng đột quỵ cần lưu ý
1. Đột quỵ là bệnh gì
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc suy giảm. Khi não bị thiếu oxy, các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều di chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong.
Bệnh tai biến mạch máu não có thể được chia thành các nhóm sau
– Tai biến do thiếu máu cục bộ
Đây là nhóm bệnh phổ biến, chiếm khoảng 85% tổng số ca bệnh. Thiếu máu cục bộ gây ra tai biến do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
– Tai biến do xuất huyết não
Số liệu ghi nhận có khoảng 15% các trường hợp bị tai biến là do xuất huyết não. Tình trạng xuất huyết não thường do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu não hoặc não thất.
– Cơn tai biến thoáng qua
Tai biến thoáng qua thường do tình trạng thiếu máu não. Lưu lượng máu tới não bị gián đoạn gây ra những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Các dấu hiệu này có thể biến mất nếu lưu lượng máu về lại mức bình thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn tai biến lớn sắp xảy đến, nên người bệnh cũng nên lưu ý.
Tai biến mạch máu não không phân biệt giới tính, tuổi tác và đang có xu hướng trẻ hóa
2. Tìm hiểu về triệu chứng đột quỵ – ai cũng cần biết
2.1. Những triệu chứng đột quỵ phổ biến
– Khuôn mặt mất cân đối, một bên mặt bị lệch, nụ cười méo mó hoặc một bên mặt bị tê liệt. Biểu hiện này dễ quan sát bằng mắt thường nên bệnh nhân và người thân nên chú ý.
– Đột ngột không thể cử động tay chân như bình thường, yếu liệt một phần cơ thể.
– Đau nhức đầu dữ dội, thường xuyên chóng mặt và không thể đi lại như bình thường. Mặc dù không bị yếu chi nhưng nếu đột ngột dễ mất thăng bằng, khó di chuyển, đi đứng thì nên cẩn trọng.
– Đột ngột nhìn mờ, thị lực giảm một mắt hoặc cả 2 mắt.
– Nói ngọng, nói lắp, không thể diễn đạt hết cả câu.
– Dễ bị nghẹn, khó nuốt thức ăn cũng là triệu chứng đột quỵ cần lưu tâm.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu thường xuyên có nên chụp MRI không?
Người bệnh tai biến gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, không thể nói trọn vẹn một câu
2.2. Nhận biết sớm triệu chứng đột quỵ bằng quy tắc “FAST”
Quy tắc FAST là một trong những cách nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ nhanh và chính xác nhất.
– F viết tắt cho Face – khuôn mặt: nhận biết dấu hiệu cảnh báo qua gương mặt bệnh nhân. Người bị đột quỵ có thể bị méo một phần hoặc nửa khuôn mặt, nụ cười gượng gạo và không tự nhiên.
– A viết tắt cho Arm – cánh tay: kiểm tra khả năng vận động của cánh tay bằng cách yêu cầu giơ hai tay qua đầu. Nếu không thể đưa hai tay lên cùng lúc, một tay thể hiện rõ cử động chậm và yếu thì người đó có nguy cơ bị bệnh.
– S viết tắt cho Speech – lời nói: nhận biết qua sự bất thường của ngôn ngữ. Một người bình thường đột nhiên nói không tròn chữ, không lưu loát, nói lặp lại những từ đơn giản hay không thể nói hết một câu ngắn thì đây chính là dấu hiệu của tai biến.
– T viết tắt cho Time – thời gian: nếu người nhà có một trong những dấu hiệu trên cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý nhanh chóng.
3. Biến chứng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não được coi là bệnh nguy hiểm vì gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, thời gian cấp cứu, thể trạng từng người mà biến chứng cũng sẽ khác nhau. Một số biến chứng và di chứng phổ biến của căn bệnh này là.
3.1. Phù não
Tình trạng não sưng phù bên trong hộp sọ làm ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và lưu lượng máu lên não. Đây là biến chứng nguy hiểm vì có thể gây ra tụt não làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
3.2. Viêm phổi
Tình trạng nằm quá lâu khiến người bệnh dễ nuốt sặc nên dễ bị viêm phổi. Biến chứng có các biểu hiện như khó thở, ho có đờm, sốt, …
3.3. Gặp khó khăn khi nuốt
Một biến chứng sau đột quỵ là gặp các vấn đề khi nuốt. Bệnh nhân luôn có cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, khó nuốt, thức ăn trào ngược sau khi nuốt.
3.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sau khi đột quỵ người bệnh người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiết niệu. Các triệu chứng là nước tiểu đục, tiểu ra máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện, đau vùng bụng dưới.
3.5. Động kinh
Đột quỵ làm tổn thương các tế bào não, dẫn đến tình trạng động kinh, co giật. Khi bị co giật người bệnh dễ bị thiếu oxy não, từ đó làm tổn thương não nhiều hơn.
3.6. Co cứng chi
Co cứng chi cũng thường xảy ra với người bị đột quỵ. Biểu hiện là cơ tay, chân bị rút ngắn, co cứng khiến người bệnh đau đớn, hạn chế khả năng vận động đến liệt hoàn toàn. Do vậy người bệnh nên tập các bài vận động sớm sau đột quỵ.
3.7. Khả năng ngôn ngữ bị hạn chế hoặc mất hẳn
Tổn thương não sau khi bị tai biến có thể làm người bệnh khó giao tiếp, nói không rõ chữ, không thể bày tỏ quan điểm cá nhân hoặc không thể nói chuyện và không hiểu lời nói của người khác.
3.8. Bị trầm cảm hoặc gặp các vấn đề tâm lý khác
Người bệnh tai biến còn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Sau khi bị bệnh, bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường như trước nên dễ rơi vào cảm giác tự ti, chán nản và lo âu. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bản thân vô dụng, chán nản vì không thể đi lại hay trò chuyện bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể bị trầm cảm và tệ nhất là tìm cách tự tử.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc trị đau thần kinh Hornol
Bệnh nhân tai biến rất cần sự quan tâm, chăm sóc tận tình từ những người xung quanh
4. Lưu ý cách cấp cứu cho người bị tai biến
Khi thấy người bị đột quỵ, cần hô hoán những người gần đó và gọi cấp cứu ngay lập tức. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, có thể áp dụng một trong 2 cách sau đây:
– Nếu người bệnh còn tỉnh táo
Kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân.
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang, nâng nhẹ đầu và cố định để không cho đầu lắc lư.
Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống dù chỉ là nước lọc.
Lau đờm dãi, loại bỏ các thức ăn còn thừa trong miệng để tránh bị sặc.
– Nếu người bệnh bị hôn mê
Cần sơ cứu theo các bước đã kể trên.
Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải lập tức hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân với tỉ lệ 1:5.
Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ càng sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót và hồi phục của bệnh nhân càng cao. Đồng thời hạn chế tối đa được các biến chứng nặng. Nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách: hạn chế rượu bia, nói không với thuốc lá, ăn uống đủ chất và tăng cường chất xanh trong mỗi bữa ăn, hạn chế chất béo bão hòa trong thực đơn. Bên cạnh đó nên tập luyện đều đặn với cường độ phù hợp với sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.