Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này

Chụp MRI có độ chính xác cao và an toàn nên ngày càng được sử dụng nhiều trong chẩn đoán cận lâm sàng. Vậy chụp MRI là gì và phương pháp này có ưu điểm ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này

1. Kỹ thuật chụp MRI là gì?

MRI là cụm từ viết tắt của Magnetic Resonance Imaging, còn được gọi là cộng hưởng từ. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong các chẩn đoán cận lâm sàng nhằm tái hiện lại hình ảnh giải phẫu của một hoặc nhiều cơ quan trên cơ thể.

Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng sóng siêu âm và từ trường quét qua vùng hoặc bộ phận cần chụp để thu nhận tín hiệu từ các tổn thương dựa vào nguyên lý hoạt động từ của các nguyên tử hydro.

Cụ thể, cơ thể con người chứa hàng triệu nguyên tử hydro. Nếu ghi nhận sự phân bố nước (chứa các nguyên tử hydro) tại các mô trong cơ thể thì chúng ta có thể phân biệt được các mô đó. Tại cùng một cơ quan, các bệnh lý có thể dẫn đến sự thay đổi cách phân bố nước tại vị trí tổn thương so với mô lành.

Máy chụp cộng hưởng từ hoạt động theo nguyên lý sử dụng một từ trường mạnh và một hệ thống phát các xung có tần số vô tuyến (RF) để điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử hydro có trong phân tử nước của cơ thể. Khi từ trường tác dụng lên các nguyên tử này sẽ hấp thụ và bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Sau đó, các tín hiệu này sẽ được một hệ thống thu nhận và xử lý điện toán kết nối với máy tính. Từ đó, các hình ảnh của người chụp sẽ được hiển thị trên màn hình.

Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này

Hình ảnh phim chụp MRI có độ phân giải cao, sắc nét, rõ, ràng.

2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chụp cộng hưởng từ

2.1 Ưu điểm của chụp MRI là gì?

– Độ chính xác cao

Hình ảnh phim chụp MRI có độ tương phản cao, chi tiết, độ phân giải tốt, sắc nét hơn so với chụp X – quang, chụp cắt lớp (CT), siêu âm… Đồng thời có khả năng tái tạo 3D, giải phẫu tốt giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra những chẩn đoán chính xác, từ đó xác định đúng tình hình bệnh lý của bệnh nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp, MRI có thể giúp phát hiện các tổn thương mô mềm ở những vị trí khó, thậm chí các khối u rất nhỏ. Bởi vậy, phương pháp này có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn các nguy cơ đối với sức khỏe.

– An toàn 

Với việc sử dụng sóng radio và từ trường để ghi nhận và tái hiện hình ảnh thay vì sử dụng tia bức xạ (tia X) hay tác động sinh học như trong các phương pháp khác, chụp cộng hưởng từ được đánh giá cao về độ an toàn đối với sức khỏe người chụp.

Phương pháp này có thể thực hiện với cả người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. 

– Ít tác dụng phụ 

Phương pháp chụp MRI vẫn có thể cho ra những hình ảnh chính xác, chi tiết ngay cả khi không sử dụng thuốc tương phản nên sẽ hạn chế được tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Trong trường hợp có dùng thuốc cản quang thì việc gây ra tác dụng phụ chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.

– Không đau, không xâm lấn

MRI là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn nên không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Trong suốt quá trình chụp, người bệnh cần nằm yên và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ để có kết quả chính xác. 

Nếu bạn cần tiêm thuốc tương phản, kỹ thuật viên sẽ đặt một kim nhỏ ở ven vùng khuỷu tay và rút nó ra sau khi quá trình chụp kết thúc.

Trẻ nhỏ trước khi chụp MRI sẽ được gây mê để bé có thể nằm yên hoàn toàn trong khi chụp, giúp quá trình chụp thuận lợi và dễ chịu với các bé.

Ngoài ra, các máy chụp MRI có kèm tai nghe chuyên dụng giúp giảm tiếng ồn nên người bệnh sẽ luôn cảm thấy thư thái trong suốt quá trình chiếu chụp.

– Thời gian chụp nhanh

Thời gian chụp nhanh tầm 15 – 60 phút tùy vào vị trí chụp, số bộ phận cần chụp và khả năng phối hợp của người bệnh.  

Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ não – “trợ thủ đắc lực” chẩn đoán bệnh về não

Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này

Chụp cộng hưởng từ MRI có độ chính xác cao, an toàn, ít tác dụng phụ nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.

2.2 Nhược điểm của chụp MRI là gì?

Tuy có những ưu điểm nổi trội nhưng phương pháp chụp MRI không phù hợp với những những đối tượng sau:

– Người mắc hội chứng sợ không gian kín, chật hẹp

– Người có sử dụng các thiết bị kim loại trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, máy thính giác, răng giả,…

– Khả năng chẩn đoán các tổn thương về xương, can-xi, xơ vữa động mạch có đóng vôi…kém hơn so với chụp CT.

3. Tác dụng của chụp MRI là gì?

MRI ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt được chỉ định trong một số trường hợp như:

– Người bệnh có có các dấu hiệu mắc bệnh về não và mạch máu não, nghi nhờ viêm màng não, tai biến mạch máu não, động kinh, ung thư,…

– Mắc hoặc nghi nhờ mắc các bệnh về tai mũi họng

– Kiểm tra các chấn thương ở mắt, viêm nhiễm giác mạc hoặc u, tổn thương dây thần kinh thị giác…

– Nghi ngờ những bệnh lý tổn thương như viêm, các khối u, hạch bạch huyết,…ở vùng cổ

– Chẩn đoán các bệnh liên quan tới cột sống như ung thư tủy, thoát vị, chấn thương cột sống…

– Nghi ngờ mắc các bệnh về cơ xương khớp như viêm khớp gối, vai, cổ chân, cổ tay, viêm nhiễm, tràn dịch ổ khớp, chấn thương dây chằng,……

– Nghi ngờ ung thư hay u phần mềm

– Kiểm tra khả năng hoạt động của gan, thận, dạ dày,… hoặc cơ quan sinh sản ở phụ nữ 

– Nghi ngờ các dị tật bẩm sinh ở tim

Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này

>>>>>Xem thêm: Chụp MRI não bộ giúp phát hiện những bệnh lý nào?

Kết quả chụp MRI là căn cứ để chẩn đoán nhiều bệnh lý về thần kinh, xương khớp

Hi vọng qua bài viết, bạn đã hiểu chụp MRI là gì và những ý nghĩa trong chẩn đoán của phương pháp này. Chụp MRI cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp thực sự cần thiết. Khi thấy có những bất ổn về sức khỏe, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ chỉ định các chẩn đoán phù hợp. Ngoài ra, nên duy trì thăm khám định kỳ để kiểm tra và phát hiện các tổn thương từ sớm, tạo cơ sở cho việc điều trị và cải thiện bệnh. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *