Thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ thiếu máu não, một dạng tai biến thường gặp. Để tìm hiểu cụ thể cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?
1. Thiếu máu não thoáng qua được hiểu như thế nào?
1.1 Thiếu máu não thoáng qua là gì?
Thiếu máu não thoáng qua thường bị nhầm lẫn với đột quỵ do các triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, thiếu máu não thoáng qua thường có tiên lượng tốt hơn, chưa gây ra các tổn thương não không thể phục hồi. Tuy nhiên, thiếu máu não thoáng qua cũng là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra. Đây được coi là bệnh lý “tiền đột quỵ”.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp ở những người cao tuổi, nhưng hiện nay có không ít người trẻ gặp phải hiện tượng này. Phần lớn trong số đó là những người làm công việc trí óc nhiều, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi. Hầu hết các trường hợp triệu chứng sẽ biến mất dưới 10 phút, chỉ một số ít trường hợp kéo dài hơn.
1.2 Biểu hiện của người bị thiếu máu não thoáng qua
Những người mắc bệnh thiếu máu não thoáng qua thường có một số dấu hiệu như:
– Mù hoặc ám điểm một bên mắt thoáng qua
– Rối loạn về ngôn ngữ, khó nói
– Rối loạn cảm giác, yếu một nửa người
– Tê bì chân, tay, lưỡi thậm chí là một nửa hoặc cả người
– Hoa mắt, chóng mặt
Các triệu chứng của bệnh nhân bị thiếu máu não thoáng qua thường khởi phát một cách đột ngột trong thời gian ngắn và tự hết. Khác với cơn đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thế nhưng, nó lại là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu trên: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa
1.3 Nguyên nhân và đối tượng hay bị thiếu máu thoáng qua
Nguyên nhân trực tiếp khiến bạn gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua là do sự hình thành và di chuyển của các cục máu đông gây tắc động mạch lên não. Sau một thời gian ngắn, cục máu đông bị phá hủy hoặc di chuyển đi nơi khác, làm máu lưu thông trở lại và các triệu chứng cũng sẽ biến mất.
Những đối tượng sau dễ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn và gặp phải cơn thiếu máu thoáng qua hơn:
– Người bị cao huyết áp
– Người thừa cân, béo phì
– Người bị mỡ máu cao
– Người bị tiểu đường, bệnh tim mạch, hoặc các bệnh lý khác liên quan
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến bao gồm:
– Tuổi tác
Tuổi càng lớn sẽ càng gây ảnh hưởng đến độ mềm mỏng và đàn hồi trong thành mạch. Thực tế cho thấy, các cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi, độ tuổi từ 55 trở lên. Tuy nhiên, cũng có không ít người trẻ gặp phải tình trạng thiếu máu não, thường là những người bị béo phì hoặc có các bệnh lý liên quan.
– Tiền sử mắc bệnh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bệnh tim mạch nói chung và cơn thiếu máu não thoáng qua đều liên quan đến yếu tố gia đình. Trong gia đình bạn có người thân từng bị mắc thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ thì nguy cơ mắc phải của bạn sẽ cao hơn so với những người khác.
– Giới tính
Nam giới có tỉ lệ mắc thiếu máu não thoáng qua cao hơn so với nữ, thế nhưng tỉ lệ tử vong do đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua ở nữ lại cao hơn so với nam giới.
– Bệnh hồng cầu hình liềm
Đây là bệnh lý rối loạn di truyền và là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đột quỵ cũng như các cơn thiếu máu não thoáng qua. Nếu xác định người bệnh mắc hồng cầu hình liềm, cần điều trị và theo dõi thường xuyên hơn do nguyên nhân biến chứng rất cao.
2. Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?
Như đã đề cập phía trên, mặc dù cơn máu não thoáng qua không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thế nhưng nó lại là một dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra trong tương lai. Đa phần những người đã có kèm sẵn các bệnh lý liên quan như rối loạn mỡ máu, tiểu đường sẽ xuất hiện cơn đột quỵ thực sự chỉ sau 1 – 3 tháng kể từ lần bị thiếu máu não thoáng qua.
Chính vì vậy, ngay sau khi gặp cơn thiếu máu não thoáng qua, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tim mạch ngay để kiểm tra sức khỏe của mình. Thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm soát được các vấn đề tim mạch, ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn đột quỵ thực sự.
3. Làm sao để phòng ngừa cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Mặc dù có thể dẫn đến cơn đột quỵ trong tương lai, thế nhưng thiếu máu não thoáng qua vẫn hoàn toàn có thể được cải thiện và phòng tránh từ sớm nếu bạn duy trì các thói quen lành mạnh như:
– Tập thể dục: Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, tập thể dục còn giúp tăng khả năng lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất và giảm stress. Người bệnh nên tập các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của bản thân và duy trì đều đặn trong các tuần.
– Chế độ ăn khoa học: Hạn chế ăn muối, bổ sung thêm rau xanh, củ, quả và các loại ngũ cốc khác, hạn chế ăn mỡ động vật.
– Hạn chế sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực. Không hút thuốc lá, tiến hành cai thuốc trong trường hợp bạn đang hút thuốc lá.
– Khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng một lần để phát hiện và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ.
>>>>>Xem thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?”. Thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Hãy chủ động thăm khám từ sớm tại các chuyên khoa thần kinh để tìm ra nguyên nhân, điều trị và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm từ sớm nhé.