Đau đầu ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nội sọ

Đau đầu là bệnh lý phổ biến nhất và là chứng đau thường gặp nhất trong các loại đau ở cơ thể con người. Bản thân đau đầu có  thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau. Nó liên quan tới công tác chẩn đoán và điều trị của hầu hết các bác sỹ. Tuy nhiên, do chứng đau đầu luôn luôn ẩn chứa nguy cơ tồn tại các bệnh lý nộị sọ nên khi bị đau đầu người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên ngành thần kinh để được khám xét và điều trị.

Bạn đang đọc: Đau đầu ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nội sọ

1. Bệnh đau đầu và các triệu chứng thường gặp

Đau đầu là một trong những triệu chứng có tỷ lệ cao nhất của nhiều loại bệnh khác nhau. Người ta ước tính trên thế giới, cứ 3 người thì có một người bị đau đầu dữ dội vào một lúc nào đó trong cuộc đời.
Trong các chứng đau đầu thường gặp hàng ngày thì bệnh đau nửa đầu (migraine) có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 5- 10% dân số thế giới, 10- 11% nam giới, và khoảng 12- 19% phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu. Lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 15- 30 tuổi.

Đau đầu ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nội sọ

Đau đầu có thể là một căn bệnh hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau

Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau. Vì vậy, khi bị đau đầu người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Đau đầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau nhức đầu sinh cáu gắt, mệt mỏi kéo dài, làm suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất thị lực sụp mi, tăng tiết nước mắt, xung huyết kết mạc, ngạt mũi, nề mặt, quanh hốc mắt, đỏ mặt bên đau là các triệu chứng kèm theo trong cơn đau đầu chuỗi như sốt, …

2. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu

Nguyên nhân của đau đầu có nhiều: đau đầu migraine; đau đầu do căn nguyên cột sống cổ; do suy nhược thần kinh; đau đầu thành chuỗi (Cluster); đau đầu do căng thẳng (Tension); đau đầu do bệnh lý của răng – mắt- xoang như Glaucom và bệnh lý nhãn cầu (thường kèm đỏ mắt), viêm xoang; đau đầu do tăng huyết áp; do tổn thương các dây thần kinh ngoại vi vùng sọ mặt như đau dây thần kinh chẩm, đau dây thần kinh số V, đau đầu do sốt nhiễm khuẩn; do viêm màng não; đau đầu do chảy máu nội sọ; do ổ máu tụ dưới màng cứng; do u não; do các nguyên nhân khác gây tăng áp lực nội sọ như huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ…
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu là cách tốt nhất tìm giải pháp điều trị bệnh tận gốc. Các bác sĩ sẽ hỏi kỹ người bệnh về: cách khởi phát của triệu chứng đau đầu, tần số và chu kỳ của đau đầu tái diễn, thời gian kéo dài của cơn đau, thời gian xuất hiện, các yếu tố gây cơn, tính chất và cường độ đau, mức độ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, các triệu chứng báo trước sắp có cơn đau đầu, các triệu chứng thoảng qua và các triệu chứng kèm theo, yếu tố tăng đau, yếu tố dịu đau, tiền sử gia đình.
Cần kết hợp với khám lâm sàng kỹ để không bỏ sót triệu chứng của những bệnh thực thể: khám toàn thân, khám tâm thần, khám thần kinh: sọ, cột sống cổ; các đôi dây thần kinh sọ não; điểm xuất chiếu của các dây thần kinh vùng sọ mặt, các động mạch lớn… để phát hiện các triệu chứng thực thể như: tổn thương các dây thần kinh sọ (lác, nhìn đôi, co đồng tử, sụp mi, méo miệng); rối loạn vận động (bại nửa người hay bại tứ chi), rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, hội chứng màng não (cứng gáy) hoặc các triệu chứng thân não (chóng mặt, nói ngọng, thất điều..), các triệu chứng đi kèm như tăng tiết nước mắt, xung huyết kết mạc, ngạt mũi, nề mặt, quanh hốc mắt, đỏ mặt bên đau…
Một người bệnh đau đầu có thể có nhiều bệnh phối hợp. Bác sỹ sẽ khai thác để xác định chứng đau đầu nào của người bệnh đang chiếm ưu thế và cần được ưu tiên điều trị trước.

3. Chẩn đoán các bệnh đau đầu

Sau khi khám lâm sàng, tùy trường hợp bác sĩ sẽ lựa chọn các xét nghiệm phù hợp như điện não, chụp Xquang sọ thường, chụp Xquang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT), chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI)….
Trong đó, chụp cắt lớp có ưu thế trong chẩn đoán chảy máu não, chấn thương sọ não, áp xe não, não nước (thường chỉ định trong các bệnh lý sọ não cấp tính), chụp cắt lớp vi tính sọ não đa dãy trong chẩn đoán các bệnh lý dị dạng mạch máu não: túi phồng động mạch não, thông động tĩnh mạch não, thông động mạch cảnh xoang hang… Còn chụp MRI thường không cần thiết chỉ định cho mọi bệnh nhân đau đầu, nhưng có ưu điểm trong chẩn đoán u não, nhồi máu não giai đoạn sớm, đặc biệt là các bệnh lý hố sau, phát hiện dị dạng chẩm – cổ tốt, và chẩn đoán các bệnh lý phần mềm (tuỷ, phần mềm cổ), và cột sống cổ.
Chụp cộng hưởng từ động mạch não (MRA) giúp kiểm tra mạch máu trong hoặc ngoài sọ, chẩn đoán dị dạng mạch rất tốt và rất thích hợp trong chẩn đoán huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ. Xét nghiệm dịch não tuỷ: dùng để loại trừ các bệnh thực thể.

Tìm hiểu thêm: “Bỏ túi” kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Đau đầu ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nội sọ

Máy chụp cắt lớp CT 64 dãy tại Bệnh viện Thu Cúc

Nếu đau đầu là triệu chứng của một bệnh, các bác sĩ cần căn cứ vào nhiều triệu chứng khác nhau cũng như căn cứ vào các chỉ tiêu cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý gốc. Trong trường hợp các chứng đau đầu nguyên phát, vấn đề chẩn đoán chỉ dựa cơ bản vào lâm sàng, đòi hỏi ở trình độ chuyên môn của bác sĩ, nắm rõ kiến thức về chuyên ngành thần kinh.

4. Điều trị các bệnh lý đau đầu

Đối với điều trị bệnh căn: Phương pháp điều trị chủ yếu cần dựa vào nguyên nhân nhức đầu và điều trị nguyên nhân đó: ví dụ tăng huyết áp, viêm màng não, ổ máu tụ nội sọ,…
Điều trị đặc hiệu Migraine: gồm điều trị cơn và điều trị dự phòng (hay điều trị nền)
Điều trị triệu chứng:  Khi bị đau đầu, người bệnh vền nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu. Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị, và đảm bảo tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Đau đầu ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nội sọ

>>>>>Xem thêm: Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì?

Khám lâm sàng là một khâu quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh đau đầu cũng như việc điều trị bệnh hiệu quả

Khi có các triệu chứng đau đầu, người bệnh nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chuyên khoa Nội Thần Kinh –  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ các y bác sĩ giỏi, dày kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh. Trong đó phải kể tới Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Tâm – nguyên trưởng khoa Nội Thần Kinh bệnh viện 108, bác sĩ Tâm đã điều trị thành công cho rất nhiều người mắc các bệnh lý về nội thần kinh, đặc biệt là các bệnh đau đầu: bệnh đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính hàng ngày và chứng đau nửa đầu Migraine,…

Box: Từ ngày 1/11 đến 30/11/2014 người bệnh đăng ký khám các dịch vụ chuyên khoa Nội thần kinh qua số điện thoại 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 55 88 92 tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sẽ được giảm chi phí khám chỉ còn 50.000 đồng và giảm 20% các chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (trừ chụp cắt lớp CT64), thăm dò chức năng phát sinh trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *