Dấu hiệu nào cho thấy bạn mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh không còn xa lạ với chúng ta. Bệnh lý này rất phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Vậy biểu hiện nào cho thấy bạn đã bị bệnh tiền đình và cần làm gì để ngăn chặn? Thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Vị trí của tiền đình nằm ở phía sau của ốc tai hai bên thuộc hệ thần kinh. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ cân bằng và duy trì thăng bằng cho cơ thể trong mọi hoạt động thường ngày. Chúng phối hợp cùng các cơ quan khác trong cơ thể để hoạt động như mắt, chân, tay,…

Rối loạn tiền đình chính là quá trình tiền đình gặp những bất thường do tắc nghẽn dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay tổn thương ở các vị trí khác như khu vực tai và não. Điều này làm cản trở quá trình tiếp nhận thông tin tại hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới chức năng của tiền đình.

Người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng cho bản thân, các triệu chứng thường xuất hiện nhiều lần, có thể xảy ra đột ngột, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh và làm họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hơn, gây hội chứng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì?

Vì nhiều lý do, hệ thống tiền đình có thể gặp những bất thường, gây rối loạn chức năng tiền đình.

2. Phân loại bệnh tiền đình

Hiện nay bệnh này được chia thành 2 loại chính đó là:

2.1. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

Nguyên nhân chính là do người bệnh bị tổn thương tiền đình tại vùng tai trong. Người bệnh thường bị hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng. Mặc dù không quá nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng của người, nhưng khi mắc bệnh chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều. Hiện nay, đa số người bệnh sẽ mắc phải nhóm bệnh này.

2.2. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương

Người bệnh thường ít mắc phải nhóm bệnh này do triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Vì thế, nhóm bệnh này thường nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn chứng tiền đình ngoại biên.

3. Triệu chứng nhận biết các rối loạn của hệ thống tiền đình

Ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh của từng người sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu điển hình như:

3.1. Hội chứng tiền đình trung ương

– Người bệnh thường xuyên cảm thấy chóng mặt, cơ thể luôn nâng nâng, loạng choạng

– Thính lực suy giảm nghe kém và hay bị ù tai, khó nghe

– Nhãn cầu có bất thường rung giật theo nhiều hướng

– Đi lại không vững, mất thăng bằng trong đi lại

– Mất phối hợp động tác, bệnh nhân không thể thực hiện được một số động tác

3.2. Hội chứng tiền đình ngoại vi

– Thường xuyên buồn nôn hoặc muốn nôn

– Cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ

– Huyết áp giảm

– Thường xuyên chóng mặt, đầu óc choáng váng, đi lại không vững

– Đứng lên ngồi xuống đột ngột hoặc vừa ngủ dậy thường bị chóng mặt

– Rối loạn thị giác và thính giác

Hoa mắt chóng mặt là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có tiền định rối loạn.

Hoa mắt chóng mặt là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có tiền định rối loạn.

4. Nguyên nhân gây bệnh tiền đình

4.1. Nguyên nhân bệnh tiền đình ngoại biên

– Viêm dây thần kinh tiền đình: khi chúng ta bị mắc virus Zona thần kinh, quai bị,…mà không kiêng kị cẩn thận rất dễ gây liệt thần kinh tiền đình. Điều này rất dễ làm người bệnh bị chóng mặt đột ngột, mỗi lần như vậy kéo dài từ vài giờ tới vài tháng.

– Rối loạn chuyển hóa: người bệnh bị tiểu đường, suy tuyến giáp,…

– Một số nguyên nhân khác như:

+ Sỏi nhĩ

+ U dây thần kinh số VIII

+ Dị dạng tai trong

+ Viêm tai giữa cấp và mạn tính

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc

+ Say tàu xe

+ Nhãn cầu có dấu hiệu bất thường

4.2. Nguyên nhân bệnh tiền đình trung ương

– Hội chứng Wallenberg

– Nhồi máu tiểu não

Bệnh Parkinson

– U não

– Thiểu năng tuần hoàn não…

4.3 Một số yếu tố tác động

– Tuổi tác: bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên nguy cơ xảy ra cao hơn ở người lớn tuổi. Đặc biệt đối với những từ trên 40 tuổi, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiền đình.

– Tiền sử bị một số bệnh nền, bị chóng mặt, thường xuyên hoa mắt, không giữ được thăng bằng,…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Môi trường làm việc tại nơi ồn ào, khó chịu,…

– Công việc căng thẳng phải chịu nhiều áp lực.

5. Chẩn đoán rối loạn tiền đình

– Các xét nghiệm máu cơ bản để đánh giá tình trạng chung

– Đo âm ốc tai để kiểm tra chức năng nghe của tai

– X-quang cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp

– Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống nhằm xác định sự tồn tại của các mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;

– Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện những bất thường như khối u, đột quỵ,..và những sự bất thường khác.

Ngoài ra các phương pháp khác có thể được thực hiện tùy vào tình trạng từng bệnh nhân.

Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh tiền đình, bạn nên đến các chuyên khoa nội thần kinh để được khám và chẩn đoán chính xác.

Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh tiền đình, bạn nên đến các chuyên khoa nội thần kinh để được khám và chẩn đoán chính xác.

6. Phương pháp điều trị hiện nay

– Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng giờ và đúng liều như chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với tình trạng của mỗi người.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể lưu thông tuần hoàn, tránh ứ tắc. Đồng thời tập luyện thể theo cũng giúp tinh thần thoải mái, giảm bớt áp lực cho người bệnh.

– Biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống để giảm stress, căng thẳng

– Xây dựng bữa ăn lành mạnh và hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ,… Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và dinh dưỡng.

– Cần thăm khám định kì thường xuyên để theo dõi bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt trong những trường hợp được chỉ định phẫu thuật,  người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Những thông tin trên cũng chính là những lời khuyên dành cho các bạn, hi vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn có thể phòng ngừa khỏi căn bệnh rối loạn tiền đình. Hãy cùng chia sẻ những thông tin bổ ích này tới những người xung quanh chúng ta để họ cũng có một sức khỏe thật tốt đẩy lùi căn bệnh này các bạn nhé.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *