Dấu hiệu rối loạn tiền đình là bệnh khá dễ nhận biết. Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu khi mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu rối loạn tiền đình mà bạn cần biết
1. Sơ lược về rối loạn tiền đình
Tiền đình nằm sau ốc tai hai bên, là một bộ phận thuộc hệ thần kinh. Tiền đình có nhiệm vụ duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiền đình còn đóng vai trò phối hợp các bộ phận cử động: tay, chân, thân mình…
Dấu hiệu rối loạn tiền đình thể hiện ở tình trạng rối loạn truyền dẫn và tiếp nhận thông tin ở bộ phận tiền đình. Rối loạn tiền đình xảy ra do tổn thương dây thần kinh số 8 hay động mạch nuôi dưỡng não. Bên cạnh đó, bệnh còn do các vấn đề ở khu vực tai trong và não.
Những nguyên nhân này khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Các triệu chứng xảy ra đột ngột và liên tục làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường xuyên chóng mặt, ù tai
2. Dấu hiệu rối loạn tiền đình bạn cần biết
2.1. Dấu hiệu rối loạn tiền đình ngoại biên
Đây là dạng bệnh mà nhiều người gặp phải. Các biểu hiện của dạng rối loạn này chủ yếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Điển hình là các cơn chóng mặt diễn ra trong thời gian ngắn.
Biểu hiện chóng mặt biểu hiện rõ nhất khi người bệnh đứng lên hoặc ngồi xuống hay thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
– Choáng váng, quay cuồng.
– Mất thăng bằng, dễ té ngã.
– Rối loạn thị giác: Hoa mắt, khó xác định phương hướng.
– Suy giảm khả năng nghe, ù tai, cảm giác có tiếng ve kêu hoặc dế kêu. Đặc biệt, về đêm tiếng động ù tai càng to hơn.
– Buồn nôn, nôn ói
– Huyết áp hạ đột ngột
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, tần suất và cường độ các triệu chứng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các biểu hiện như: nặng đầu, nôn ói, vã mồ hôi, ù tai, giảm nhịp tim…
Trong trường hợp nặng, các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, té ngã do mất thăng bằng dẫn tới chấn thương.
Tìm hiểu thêm: Người bị mất ngủ phải làm sao để cải thiện tình trạng?
Bệnh nhân có thể bị té ngã, ngất xỉu do mất thăng bằng cơ thể
2.2. Dấu hiệu rối loạn tiền đình trung ương
Tuy là dạng loại rối loạn ít gặp nhưng người bệnh không nên chủ quan. Cơ thể bạn sẽ thường xuyên choáng váng khi thay đổi tư thế, khó khăn trong đi lại.
Tình trạng này xảy ra do nhân tiền đình bị tổn thương. Đồng thời, đường liên hệ các nhân dây tiền đình thân não và tiểu não cũng chịu tác động. Điều này xảy ra do bệnh lý viêm não, u não hoặc tai biến mạch máu não…
Các biểu hiện cụ thể là:
– Chóng mặt, cảm giác như say sóng nhẹ
– Ù tai, suy giảm chức năng nghe, mất thính lực tạm thời
– Rung giật nhãn cầu
– Mất thăng bằng, khó khăn trong việc đi thẳng
– Khó khăn khi cử động giơ ngón tay, lật sấp bàn tay…
– Có thể biến giọng khi phát âm
3. Đối tượng nào dễ mắc chứng rối loạn tiền đình?
3.1. Tuổi tác có dấu hiệu rối loạn tiền đình
Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý gây choáng váng, chóng mặt, đặc biệt là mất thăng bằng càng cao. Lúc này, người bệnh dễ bị té ngã dẫn đến tai biến mạch máu não.
3.2. Tiền sử bị chóng mặt
Những người đã từng bị chóng mặt trước đó sẽ có nguy cơ cao tái chóng mặt trong tương lai. Những cơn chóng mặt xuất hiện nhiều lần làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
3.3. Môi trường sống và làm việc
Ở trong môi trường quá ồn hoặc chịu tác động thay đổi thời tiết liên tục sẽ dễ gây nên tình trạng rối loạn tiền đình.
3.4. Hay căng thẳng, mệt mỏi
Những người thường xuyên suy nghĩ căng thẳng, áp lực công việc cuộc sống có nguy cơ mắc bệnh cao. Thông thường các vấn đề này xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi.
3.5. Người ít vận động
Những người làm việc ở môi trường văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động cũng là đối tượng của bệnh lý này. Do hạn chế vận động dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền, từ đó gây ra rối loạn tuần hoàn, thiếu máu nuôi não bộ và rối loạn tiền đình.
4. Chẩn đoán dấu hiệu rối loạn tiền đình có khó không?
Khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh cần chủ động đi khám chuyên khoa nội thần kinh để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử, khám lâm sàng để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?
Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh là bước vô cùng quan trọng và cần thiết
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tiền đình làm một số xét nghiệm như:
4.1. Điện rung giật nhãn cầu
Đây là quy trình bao gồm xét nghiệm điện và sử dụng điện cực nhỏ để đặt lên vùng da xung quanh mắt. Quá trình này nhằm đo chuyển động của mắt, đánh giá các dấu hiệu rối loạn chức năng tiền đình hoặc các vấn đề về thần kinh.
4.2. Xét nghiệm xoay vòng
Để đánh giá sự phối hợp của mắt và tai trong, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm xoay vòng. Thông qua việc sử dụng kính video hoặc các điện cực, bác sĩ theo dõi chuyển động của mắt trong khi đầu di chuyển.
4.3. Đo âm ốc tai (OAE)
Bác sĩ sẽ thực hiện đo sự đáp ứng của tế bào với loạt kích thích âm thanh. Các âm thanh do loa nhỏ đặt vào trong ống tai tạo ra. Khi đó, bác sĩ sẽ thấy được chuyển động và quá trình làm việc của tế bào lông trong ốc tai.
4.4. MRI (Chụp cộng hưởng từ)
Chụp cộng hưởng từ cho ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các khối u, tai biến hoặc các bất thường về mô mềm khác. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng choáng váng, mất thăng bằng.
Để thực hiện các phương pháp chẩn đoán trên, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao, với đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đừng chủ quan với những triệu chứng nhỏ, bởi đó có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm, mà bạn không thể lường trước được.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.