Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý nguy hiểm và ngày càng gia tăng mạnh. Là bệnh có mức độ tiến triển chậm nên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhận về nhiều tín hiệu tích cực. Nắm bắt được các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt dưới đây có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm khi vẫn có khả năng điều trị thoát bệnh thành công.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua

1. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra với những ai?

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh chỉ xảy ra ở nam giới bởi sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó hình thành nên khối u ác tính.

Ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ xảy ra ở nam giới trong độ tuổi sinh sản, phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi và thường gặp ở những đối tượng:

– Nam giới có tình trạng béo phì, thừa cân

– Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều chất béo bão hòa, chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…

– Người bệnh có người thân trong gia đình từng mắc ung thư tiền liệt tuyến.

– Người làm việc trong các ngành công nghiệp hay tiếp xúc với cadmium.

Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua

Tuyến tiền liệt là tuyến chỉ có ở nam giới, chịu trách nhiệm nhiệm vụ sản xuất tinh dịch và hormone nam

2. Các giai đoạn mô tả sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt

Giai đoạn 1: Tế bào ác tính nằm khu trú tại tuyến tiền liệt, tuy nhiên kích thước tuyến tiền liệt không to hơn so với kích thước bình thường. Bệnh chủ yếu được phát hiện thông qua xét nghiệm máu PSA, sinh thiết.

Giai đoạn 2: Tế bào ung thư phát triển tuy nhiên chưa xâm lấn ra ngoài tuyến tiền liệt, kích thước tuyến tiền liệt lúc này phình to.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã phát triển vượt ra ngoài tuyến tiền liệt, xâm lấn sang các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, túi tinh…

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã di căn sang các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa trong cơ thể như xương, gan, phổi…

Tìm hiểu thêm: Ung thư máu có lây không? Có thể chữa khỏi được không?

Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua

Ở giai đoạn sớm ung thư tuyến tiền liệt thường chưa gây ra các triệu chứng điển hình

3. Điểm danh các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

3.1 Dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Khi mới mắc bệnh hay bệnh ở giai đoạn đầu, thông thường các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt thường mơ hồ, không rõ rệt, người bệnh không thể xác định bệnh chỉ thông qua triệu chứng mà chủ yếu là thông qua tầm soát sức khỏe định kỳ. Triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến chỉ nhận biết rõ khi tế bào ung thư đang phát triển nhanh hoặc đã chuyển sang giai đoạn cuối. Các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt dưới đây giúp bạn nhận biết sớm, chủ động trong việc thăm khám, bảo vệ sức khỏe của bản thân:

– Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu rát, tiểu nhiều lần đặc biệt vào ban đêm, tiểu nhỏ giọt, thậm chí tiểu máu, hoặc bí tiểu hoàn toàn gây đau bụng dưới, bàng quang căng to… Các triệu chứng này xảy ra khi khối u ác tính phát triển ngày càng lớn gây chèn ép vào niệu đạo của người bệnh.

– Đau lưng, hông, đùi trên với tần suất nhiều: Đây là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt phổ biến người bệnh có thể nhận thấy. Tình trạng đau bụng, đau lưng sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân đi tiểu.

– Gặp khó khăn trong việc duy trì cương cứng bởi khối u tuyến tiền liệt có thể đã ngăn chặn việc tăng lưu lượng máu đến dương vật để giúp dương vật cương cứng.

– Xuất hiện máu trong tinh dịch: Tương tự như khi xuất hiện máu trong nước tiểu, bệnh nhân còn có thể bắt gặp tình trạng có máu trong tinh dịch, lượng máu nhỏ chỉ đủ làm tinh dịch hơi hồng hoặc có vệt máu. Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi xuất tinh.

– Táo bón mạn tính: Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và trước trực tràng, do đó khi khối u xuất hiện có thể sẽ gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.

Các dấu hiệu kể trên cũng có thể là do một bệnh lý không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt như viêm bàng quang, tăng sản lành tính tiền liệt tuyến… Vì vậy để xác định chính xác loại bệnh cụ thể bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn.

3.2 Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi đã di căn đến cơ quan khác

Ở giai đoạn cuối, ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt và hình thành nhiều khối u ác tính ở các cơ quan xa trên cơ thể. Vì thế người bệnh sẽ có một số triệu chứng xảy ra tại bộ phận mà ung thư đã di căn đến:

– Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương: Di căn xương là trường hợp phổ biến nhất của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Bệnh sẽ gây ra những triệu chứng đau xương không thuyên giảm và có thể dẫn đến gãy xương…

– Nếu ung thư tuyến tiền liệt di căn đến phổi, bạn có thể bị ho kéo dài, khó thở, thở khò khè, ho ra máu, đau tức ngực…

– Ngoài ra ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng toàn thân khác như: Giảm cân nhanh đột ngột, cơ thể mệt nhức mỏi, người xanh xao, thiếu máu, chán ăn…

4. Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Cũng tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được chỉ định phương pháp điều trị dựa trên nhiều yếu tố: Giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi tác… Nhìn chung ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất khó, bệnh nhân chủ yếu sẽ được điều trị để giảm thiểu triệu chứng, và khả năng di căn rộng hơn nữa.

Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Tìm lời giải đáp thắc mắc: Trồng răng sứ giá bao nhiêu

Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 3 và 4 là khi tế bào ung thư đã vượt ra ngoài tuyến, đến những cơ quan lân cận và cơ quan xa trên cơ thể

Tuy nhiên bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh vẫn còn giới hạn ở tuyến tiền liệt thì cơ hội chữa khỏi, tiên lượng sống tốt hơn. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học, liệu pháp nội tiết…

Cũng tương tự như các bệnh ung thư khác, ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều rau củ, giảm thịt đỏ, mỡ động vật thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng. Điều này có thể làm chậm quá trình tiến triển của tế bào ác tính, cũng như giảm nguy cơ tái phát sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư tiền liệt tuyến có tỷ lệ ác tính và tử vong do ung
thư cao ở nam giới. Vậy nên cần xác định sớm bệnh và được điều trị kịp thời để ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của bệnh. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay với nam giới ở độ tuổi sau 40 nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến bởi càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *