Suy nhược thần kinh mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt, mất hết năng lượng làm việc… làm giảm hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy chúng ta cần làm gì khi có dấu hiệu suy nhược thần kinh, mất ngủ. Tìm hiểu câu trả lời cho suy nhược thần kinh ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều gì xảy ra khi bạn bị suy nhược thần kinh mất ngủ
Suy nhược thần kinh làm người bệnh mệt mỏi, hay cáu gắt
1. Suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh. Nguyên nhân là do não phải làm việc quá mức. Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh bị sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng liên tục trong thời gian dài.
Không ngủ được, tỉnh giấc giữa đêm là những triệu chứng của suy nhược thần kinh. Khiến người bệnh trằn trọc, khó vào giấc, thời gian ngủ không đủ dẫn đến mệt mỏi.
2. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh có thể kể đến:
– Sang chấn tâm lý trong thời gian dài, có thể khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, thay đổi tâm lý, tính cách. Sang chấn tâm lý có thể do một hoặc nhiều vấn đề liên tục dồn dập tới người bệnh, khiến người bệnh không kiểm soát được.
– Căng thẳng quá mức công việc, gia đình, con cái trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy nhược thần kinh.
– Những người có thần kinh yếu, áp lực cuộc sống quá mệt mỏi, lao động trí óc căng thẳng, môi trường làm việc có nhiều nhân tố kích thích, ồn ào… khiến người bệnh căng thẳng thêm.
– Một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng, kiệt sức… có thể bị suy nhược thần kinh.
– Thiếu ngủ trong thời gian dài, cũng khiến thần kinh bị căng thẳng, suy nhược.
3. Điều gì xảy ra khi bạn bị suy nhược thần kinh do mất ngủ
– Suy nhược thần kinh lâu ngày không được điều trị dễ dẫn đến trầm cảm.
– Người bệnh có những triệu chứng: chán nản, buồn rầu, ăn uống kém, khó ngủ. Người bệnh lãnh cảm với mọi thứ, không có hứng thú với công việc.
– Người bệnh có thể có những rối loạn nhận thức, giảm trí nhớ, ức chế, kích động.
– Bệnh nhân có những ám ảnh cưỡng chế, ám ảnh âm thanh, nghe có người xui khiến bản thân trong đầu.
– Người bệnh có những cảm xúc tiêu cực, buồn rầu, khó chịu, dễ kích động, chán ghét bản thân, muốn tự tử.
Tìm hiểu thêm: Giờ vàng cứu người bệnh đột quỵ
Suy nhược thần kinh, mất ngủ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
4. Đối tượng nào dễ mắc suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Có một số đối tượng nằm trong đối tượng nguy cơ cao phải kể đến:
– Người bị áp lực stress công việc, nghiên cứu, con cái, gia đình, tình cảm… căng thẳng trong thời gian dài. Không tự giải quyết được căng thẳng, dễ dẫn đến suy nhược, trầm cảm.
– Người làm việc trí óc trong môi trường ồn ào, căng thẳng, phức tạp, ganh đua, đè nén.
– Người nghiện rượu bia, hút thuốc lá thụ động chủ động, sử dụng cà phê hàm lượng cao dài ngày, ăn đồ ăn nhanh nhiều… Những chất này khiến hệ thần kinh bị kích thích thường xuyên, dẫn đến suy nhược.
– Người có bệnh lý nền: cao huyết áp, tim mạch, xương khớp, xoang, tiểu đường…
– Người có tổn thương hệ thần kinh: rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu đau tai là bệnh gì? Cách điều trị
Suy nhược thần kinh, mất ngủ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng
5. Làm gì để cải thiện suy nhược thần kinh do mất ngủ
Để hạn chế suy nhược thần kinh cũng như phục hồi lại tổn thương thần kinh, cần thời gian dài và sự quyết tâm thay đổi của người bệnh.
5.1 Giải tỏa căng thẳng, stress
Suy nhược là do căng thẳng quá mức, khiến hệ thần kinh không thể hưng phấn được nữa, phải rơi vào trạng thái suy nhược. Giải tỏa căng thẳng, stress năng lượng xấu trong cơ thể là một phần quan trọng với người bị suy nhược thần kinh.
5.2 Tập thiền, yoga giúp giảm suy nhược thần kinh mất ngủ
Thiền định và yoga là hai bộ môn giúp lấy lại sự cân bằng trong cơ thể. Giúp xóa bỏ tạm thời những tạp niệm, mệt mỏi trong cơ thể. Lấy lại nguồn năng lượng mới vào cơ thể. Giúp cung cấp oxy lên não tốt hơn, đồng thời làm thư giãn các khối cơ đang co cứng, đau mỏi.
5.3 Giải tỏa năng lượng tiêu cực bằng vận động
Khi tập luyện thể dục thể thao, tâm trí sẽ tập trung vào vận động. Giúp người bệnh tạm thời buông bỏ những căng thẳng của cuộc sống. Năng lượng tiêu cực cũng theo đấy mà tan biến. Tập luyện cũng giúp oxy lên não, kích thích cơ thể sản sinh dopamine, giúp cơ thể vui vẻ hơn.
5.4 Chất kích thích làm suy nhược thần kinh mất ngủ
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… chất kích thích có tác dụng mạnh lên hệ thần kinh, làm kích thích trạng thái hưng phấn. Lạm dụng những chất này trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi.
5.5 Ăn uống đủ chất
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đủ các nhóm: tinh bột, đạm, đường, khoáng chất. Hạn chế nhịn ăn, ăn đúng bữa để đủ dinh dưỡng cho não. Hạn chế ăn đồ ngọt, dầu mỡ, chiên xào… nên ăn nhiều đồ thanh đạm, thịt nạc, rau xanh, hoa quả…
5.6 Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ, mất ngủ làm tình trạng suy nhược thần kinh ngày càng căng thẳng. Để giúp việc ngủ được tốt hơn, bạn có thể hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Để phòng tối, bật một chút nhạc du dương có thể khiến bạn dễ ngủ hơn. Ngâm chân nước nóng, massage, tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng là các cách khá hiệu quả kích thích ngủ ngon. Ngủ đủ 7 – 8 giờ hoặc ngủ bù những ngày thiếu ngủ, sẽ giúp bạn khỏe hơn.
5.7 Hạn chế ngủ ngày
Ngủ ngày khiến tình trạng mất ngủ, khó ngủ đêm diễn ra nhiều hơn. Đêm sẽ thức giấc nhiều lần.
5.8 Chia nhỏ thời gian làm việc
Cơ thể cần được nghỉ ngơi, sức khỏe tâm thần cũng vậy. Vì thế, chia nhỏ thời gian làm việc, giờ làm việc sẽ chỉ làm việc, giờ nghỉ ngơi sẽ chỉ nghỉ ngơi. Để trí não được thả lỏng sau những giờ làm việc căng thẳng. Giúp tế bào thần kinh được co hồi tốt sau những thời điểm hưng phấn.
Suy nhược thần kinh do mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng. Người bệnh mất hết năng lượng để làm việc làm chất lượng cuộc sống cũng suy giảm theo. Để cuộc sống được vui vẻ, hạn chế suy nhược thần kinh hãy làm theo những hướng dẫn của Thu Cúc TCI ở trên. Nếu tình trạng mất ngủ vẫn diễn ra liên tiếp, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.