Đột quỵ ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bằng cách nhận biết nhanh triệu chứng bệnh, người thân của bạn sẽ kịp thời được điều trị và hạn chế những di chứng nặng nề cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Đột quỵ ở người cao tuổi: Đừng lơ là dấu hiệu cảnh báo!
1. Sơ lược về đột quỵ và bệnh đột quỵ ở người cao tuổi
1.1. Khái niệm đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi máu và oxy cung cấp cho não bị gián đoạn đột ngột khiến một phần hoặc toàn bộ não bị tổn thương.
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường chịu những di chứng nặng nề như liệt, tàn phế, rối loạn ngôn ngữ hoặc nặng hơn có thể sống thực vật, thậm chí tử vong.
1.2. Đột quỵ ở người cao tuổi
Đột quỵ ở người lớn tuổi là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, bệnh lý này là một trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở “xứ cờ hoa”. Có gần 70% trường hợp người trên 65 tuổi bị đột quỵ và phần lớn những người sống sót sau biến cố này có thể phục hồi chức năng theo thời gian. Song, có tới 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật vừa tới nặng… sau đột quỵ.
Ở nước ta, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Trong đó, số ca diễn biến xấu và cướp đi mạng sống con người chiếm đến 50%. Nguy cơ xảy ra bệnh cũng gia tăng theo tuổi tác. Theo thống kê có tới 85% ca đột quỵ xảy ra sau tuổi 50.
Theo thống kê, có đến 85% ca đột quỵ xảy ra sau tuổi 50.
2. Dấu hiệu đột quỵ ở người già cần chú ý
Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Theo nghiên cứu của chuyên gia đầu ngành, có 60 – 70% bệnh nhân phải có sự trợ giúp của người thân trong sinh hoạt hàng ngày, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Do đó, việc phát hiện sớm đột quỵ ở người già rất có lợi cho sức khỏe, có thể hạn chế di chứng về sau hoặc giảm nguy cơ tử vong.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ ở người già cần chú ý là:
– Vùng mặt và tay chân xảy ra tình trạng tê
– Thị lực suy giảm ở 1 hoặc 2 bên mắt
– Đầu đau nhức dữ dội
– Giao tiếp gặp nhiều khó khăn
– Nhân trung lệch sang một bên
– Một bên chân hoặc cánh tay bị yếu, tê liệt dẫn tới khó khăn trong cầm nắm, di chuyển
Những dấu hiệu đột quỵ ở người già là hồi chuông báo động tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Nếu người thân của bạn xuất hiện những dấu hiệu trên, cần đưa họ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Bởi nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ giảm được tổn thương não và tín hiệu điều trị cũng khả quan hơn.
3. Các loại đột quỵ ở người già
Có nhiều cách phân chia đột quỵ khác nhau, song thông thường đột quỵ được chia thành 2 loại chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết.
3.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Quá trình thiếu máu cục bộ có liên quan tới đông máu, máu đông sẽ gây tắc động mạch và chặn dòng chảy của máu tới não bộ. Loại đột quỵ này thường do sự tích tụ cholesterol ở trong các mạch máu. Theo thời gian, sự tích tụ này là chấn thương với mạch máu và khiến cơ thể hình thành nên cục máu đông.
Cục máu đông có thể hình thành tại một số nơi khác trong cơ thể, đi qua máu và tới não bộ, sau đó bị mắc kẹt trong mạch máu não và gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, cũng có những cục máu đông được hình thành ở mạch máu não, gây tắc mạch máu ngay tại chỗ.
3.2. Đột quỵ do xuất huyết
Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu trong não đột ngột bị vỡ. Nguyên nhân gây ra loại đột quỵ này thường do chứng phình động mạch và huyết áp cao. Chứng phình động mạch thường phát triển “âm thầm” trong vài năm và người bệnh khó phát hiện ra cho tới khi động mạch bị vỡ.
Do tăng áp lực trong não, đột quỵ xuất huyết thường gây đau đầu ở người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết trong dự báo và điều trị suy tim cấp
Tê yếu tay chân, thị lực giảm sút… là biểu hiện của bệnh đột quỵ ở người già.
4. Tiên lượng đột quỵ ở người già
Theo nghiên cứu, đột quỵ xuất huyết não có tỷ lệ sống thấp hơn so với đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ xuất huyết và còn sống, tỷ lệ phục hồi sẽ cao hơn.
Các chuyên gia đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh đột quỵ cũng như khả năng phục hồi/ tiên lượng ở người bệnh dựa trên các yếu tố sau:
– Ánh mắt
– Nhận thức, ý thức
– Cử động mặt
– Chức năng vận động của chi
– Vấn đề ngôn ngữ
– Khả năng nói cũng như diễn đạt suy nghĩ
– Sự chú ý
– Khả năng phối hợp vận động của các chi
– Mất cảm giác
5. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người già
5.1. Phòng ngừa đột quỵ nói chung
Để phòng ngừa tình trạng đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần:
– Thường xuyên kiểm tra huyết áp, tim mạch, mỡ máu
– Giữ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, tránh thay đổi cơ thể nóng lạnh đột ngột
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế/giảm muối và mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày
– Loại bỏ thuốc lá, rượu bia khỏi đời sống
– Giảm cân (đối với trường hợp bị thừa cân, béo phì)
– Tạo cho bản thân cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng
– Tập thể dục thể thao 40 – 45 phút/ngày và duy trì đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần
– Kiểm soát tốt huyết áp
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị bệnh khi chưa thăm khám và tư vấn của các bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Rối loạn nhịp tim: các yếu tố nguy cơ
Thực hiện thăm khám định kỳ, tầm soát đột quỵ rất có lợi cho người già.
5.2. Phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi nói riêng
Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung đã nêu ở trên, người cao tuổi cần kiểm soát vấn đề tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, quản lý bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định của bác sĩ,
Việc tuân thủ các biện pháp trên rất quan trọng với người già, nhất là người bệnh rung nhĩ. Bởi rung nhĩ là tối loạn nhịp tim liên quan nhiều nhất tới bệnh nhồi máu não, đột quỵ tắc mạch máu não ở những người dưới 75 tuổi.
Tóm lại, đột quỵ ở người già là tình trạng nguy hiểm và dễ xảy ra. Người có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu,… và người thân cần đặc biệt chú ý để tránh những rủi ro đáng tiếc do bệnh gây ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.