Hội chứng Parkinson (Parkinsonism) là thuật ngữ y khoa chỉ chung những bệnh lý đặc trưng bởi các biểu hiện tương tự bệnh Parkinson bao gồm: run rẩy, chậm vận động, cứng đờ, bất thường trong dáng đi… Thường gặp ở người cao tuổi. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện các vận động hàng ngày, việc tự chăm sóc bản thân, làm giảm dần chất lượng cuộc sống và gây tử vong đối với người bệnh.
Bạn đang đọc: Hội chứng Parkinson – Nguyên nhân và triệu chứng
1. Nguyên nhân gây Parkinson
Hội chứng Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, chỉ sau Alzheimer. Xét về nguyên nhân, thì trước tiên cần phân biệt bệnh parkinson và hội chứng parkinson.
– Bệnh Parkinson là bệnh thoái hoá tiến triển nặng dần của hệ thần kinh trung ương, không rõ nguyên nhân và được gọi là Parkinson nguyên phát.
– Trong khi đó hội chứng Parkinson hay còn gọi là Parkinson thứ phát có thể do một số nguyên nhân gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng parkinson gồm:
– Chấn thương não, nhiễm trùng não, viêm màng não, viêm não, khối u não, đột quỵ…
– Rối loạn hệ thần kinh gây tổn hại đến quá trình sản xuất dopamine như: sa sút trí tuệ, bại liệt trên nhân tiến triển, thoái hóa hạch nền – vỏ não, chứng thoái hóa đa hệ thống…
– Tác dụng của một số loại thuốc điều trị chống loạn thần (haloperidol), thuốc an thần (phenobarbital), thuốc điều trị co giật….
– Chấn thương vùng đầu.
– Ngộ độc Carbon monoxide, cyanid, cồn, methanol, …
Nếu như hội chứng Parkinson xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc thì khi dừng thuốc các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do tổn thương ở não có liên quan đến sử dụng ma túy, nhiễm trùng hay độc tố thì người bệnh sẽ không thể tự hồi phục khi ngừng sử dụng các tác nhân gây bệnh.
2. Các dấu hiệu nhận biết hội chứng Parkinson
Parkinson là một rối loạn phức tạp gồm hàng loạt các đặc điểm liên quan đến vận động (Motor SymptomMS) và không vận động (Non-Motor SymptomNMS). Mực độ biểu hiện của từng đặc điểm thường khác nhau giữa các bệnh nhân.
Theo tiêu chí lâm sàng, một người bị mắc parkinson khi họ có biểu hiện của sự vận động chậm chạp. Kết hợp với ít nhất một trong các triệu chứng vận động chính khác của parkinson như đơ cứng hoặc run khi nghỉ. Ngoài ra, việc xem xét biểu hiện của các triệu chứng không vận động cũng có thể giúp các bác sĩ khẳng định chắc chắn hơn cho các kết quả chẩn đoán parkinson.
2.1 Các triệu chứng vận động của hội chứng parkinson
Run
Đơ cứng Rối loạn cảm giác
Vận động chậm/liệt cơ tạm thời/giảm chức năng vận
động
Mất thăng bằng
Bất thường về tư thế
Rối loạn dáng đi
Rối loạn vận động mắt
Rối loạn biểu cảm mặt
Rối loạn chữ viết
Tìm hiểu thêm: Những nguy hiểm từ chứng bệnh động kinh
2.2 Các triệu chứng không vận động của hội chứng parkinson
Suy giảm khứu giác
Rối loạn cảm giác
Các triệu chứng tâm thần: trầm cảm, lo lắng, ảo giác, lãnh đạm, rối loạn tâm thần
Sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức
Rối loạn đường sinh dục, tiết liệu
Táo bón
Rối loạn hoạt động dạ dày, khó tiêu
Rối loạn giấc ngủ
Bất thường về huyết áp và tim mạch
Tuy nhiên, các triệu chứng này không phải là đặc trưng của bệnh Parkinson. Các triệu chứng này cũng không đáp ứng với liệu pháp điều trị bệnh Parkinson.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1 Chẩn đoán
Cho đến hiện nay, phương pháp chẩn đoán parkinson chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng.
Khi tiếp xúc với người bệnh, bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện của người bệnh. Để xem bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh parkinson hay không. Bên cạnh việc quan sát, bác sĩ sẽ lấy thông tin qua việc hỏi bệnh nhân. Sau đó tiến hành thực hiện một số kiểm tra thần kinh.
Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số chẩn đoán như: chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ não), xét nghiệm di truyền (thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh có tiền sử gia đình bị parkinson hoặc bệnh parkinson khởi phát sớm ở người trẻ tuổi), xét nghiệm máu và dịch não tủy.
>>>>>Xem thêm: 5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết
3.2 Phương pháp điều trị
Parkinson hiện chưa thể chữa khỏi, việc điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc (điều trị nội khoa). Điều này có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng.
Hiện nay có một số loại thuốc làm tăng nồng độ hoặc thay thế cho dopamine trong não như: levodopa, thuốc đồng vận dopamine, thuốc ức chế men oxy hóa monoamine, thuốc ức chế Catechol O-methyltransferase, thuốc chống cholinergic, amantadine,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp.
Nếu thuốc không hiệu quả và/hoặc có các phản ứng phụ quá nặng nề, cân nhắc kích thích não sâu và phẫu thuật vùng tổn thương.
Nếu có biểu hiện nghi ngờ parkinson hoặc có người thân đang bị parkinson cần sự trợ giúp, hãy liên hệ tới Chuyên khoa Nội thần kinh của Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nội thần kinh.