Khám đau đầu khi nào? Chẩn đoán bằng cách nào?

Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong và ngoài não bộ. Có những cơn đau đầu đến bất chợt và dữ dội nhưng cũng có cơn đau đầu chỉ xuất hiện âm ỉ, kéo dài nhưng vô cùng nguy hiểm. Vậy khi nào đau đầu là dấu hiệu nguy hiểm bạn cần đi khám ngay và khám đau đầu cần lưu ý điều gì?

Bạn đang đọc: Khám đau đầu khi nào? Chẩn đoán bằng cách nào?

1. Cơn đau đầu khi nào cần đi khám?

Mỗi người trong chúng ta thường phải trải qua ít nhất một vài lần bị đau đầu trong đời. Có những cơn đau đầu đến đột ngột, dữ dội khiến nhiều người bệnh lo sợ, nhưng chưa chắc nguy hiểm bằng những cơn đau đầu âm ỉ, kéo dài mà nhiều người lại chủ quan, bỏ qua, âm thầm chịu đựng hoặc đối phó để rồi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nếu gặp phải cơn đau đầu sau đây, bạn nên đi khám đau đầu ngay với bác sĩ:

– Đau đầu dữ dội, đột ngột như muốn nổ tung đầu.

– Cơn đau đến bất ngờ, cảm thấy đầu nặng trịch

– Đau đầu kèm theo một số triệu chứng như: sốt (sốt cao hoặc sốt nhẹ), buồn nôn, chóng mặt, mắt mờ, yếu chân tay hoặc một bên cơ thể.

– Đau đầu xuất hiện ngay sau cú va đập mạnh vào đầu (chấn thương đầu) hoặc sau khi tập thể dục thể thao với cường độ cao hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục.

– Đau đầu dữ dội kèm mắt đỏ ngầu

– Đau đầu âm ỉ, kéo dài, không đáp ứng với thuốc giảm đau

– Đau đầu xuất hiện thường xuyên vào buổi sáng, nhất khi vừa mới ngủ dậy.

Khám đau đầu khi nào? Chẩn đoán bằng cách nào?

Có những cơn đau đầu đến đột ngột, dữ dội khiến nhiều người bệnh lo sợ, nhưng chưa chắc nguy hiểm bằng những cơn đau đầu âm ỉ, kéo dài mà nhiều người lại chủ quan, bỏ qua, âm thầm chịu đựng hoặc đối phó để rồi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2. Đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?

2.1 Đau đầu do nguyên nhân trong não

Co thắt mạch máu não, dị dạng mạch máu não, dị dạng động tĩnh mạch não, phình động mạch não bẩm sinh, thiếu máu não, u não, u máu não (u máu thể hang), viêm màng não, áp xe não, viêm dây thần kinh… là những nguyên nhân chủ yếu trong trong não gây ra chứng đau đầu.

Cơn đau do bệnh lý trong não có thể biểu hiện thông qua các cơn đau đầu dữ dội kèm nôn ói, sợ ánh sáng, sốt, lú lẫn, yếu chi,… đây có thể là biểu hiện của đau đầu do co thắt mạch máu, vỡ mạch máu não cần đến viện thăm khám ngay trước khi cơn đột quỵ não có thể xảy ra. Nhưng cũng có những cơn đau đầu chỉ âm ỉ, kéo dài, dùng thuốc giảm đau ít có tác dụng như trong trường hợp đau đầu do u não, viêm màng não, áp xe não, u máu não,… thường có tiến triển chậm, cơn đau đầu dai dẳng dùng hết thuốc giảm đau lại đau. Khi này bạn cần đi khám đau đầu ngay.

2.2 Đau đầu do nguyên nhân ngoài não

Tăng huyết áp, hạ huyết áp, sốt, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, các bệnh lý thuộc chuyên khoa khác như răng hàm mặt (bệnh lý tủy răng, rối loạn khớp thái dương hàm,…), tai mũi họng (xoang, amidan,..) có thể là nguyên nhân ngoài não gây chứng đau đầu.

Dù đau đầu dữ dội, đột ngột hay chỉ thoáng qua và không có dấu hiệu báo trước người bệnh người cũng không nên chủ quan bỏ qua, cần khám đau đầu để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Khám đau đầu khi nào? Chẩn đoán bằng cách nào?

Đau đầu có thể do nguyên nhân trong não và ngoài não.

3. Nên khám đau đầu ở chuyên khoa nào?

Đau đầu là triệu chứng điển hình của các bệnh về thần kinh, đôi khi cơn đau đầu có thể do một số bệnh lý thuộc chuyên khoa khác như răng hàm mặt, tai mũi họng nêu trên nhưng phần lớn các cơn đau đầu xuất hiện hiện nay thường là do các vấn đề về thần kinh – não bộ.

Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau đầu bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ can thiệp, điều trị hiệu quả. Việc khám đau đầu với bác sĩ đúng chuyên khoa là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn phát hiện sớm, nhanh chóng, chẩn đoán đúng bệnh và loại trừ các yếu tố, bệnh lý có liên quan.

4. Chẩn đoán bệnh từ triệu chứng đau đầu bằng cách nào?

Đau đầu thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, cần tìm đúng nguyên nhân. Sau khi thăm khám với bác sĩ lâm sàng xong, một số chỉ định chụp chiếu có thể được đưa ra để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh chính xác từ triệu chứng đau đầu như:

4.1 Chụp cộng hưởng từ MRI não, sọ não, mạch máu não, đốt sống cổ khi khám đau đầu

Hiện nay, trong các phương pháp phát hiện tổn thương ở não, mạch não thì gần 90% là chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Vì chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện được nhiều căn nguyên như: phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch, u máu não, các tổn thương não nhỏ đặc biệt như u nhỏ nền sọ mà các phương pháp khác khó có thể chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ MRI có thể tầm soát, phát hiện sớm nhiều bệnh não, sọ não, bệnh tủy sống, bệnh các dây thần kinh, bệnh cột sống, …

Chụp cộng hưởng từ MRI không gây độc hại, vì sử dụng sóng từ trường không phải tia xạ X, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và có thể thực hiện được ở cả người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, chi phí chụp cộng hưởng từ MRI hiện nay ở nước ta còn khá cao hơn so với chi phí của các phương pháp khác như chụp CT. Mỗi kỹ thuật đều có một thế mạnh riêng, vì vậy bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tốt nhất cho người bệnh.

Khám đau đầu khi nào? Chẩn đoán bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

Người bệnh đang thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, mạch máu não khi khám đau đầu tại Thu Cúc TCI.

4.2 Chụp cắt lớp vi tính MSCT khi khám đau đầu

Chụp cắt lớp vi tính (CT- scaner) có tác dụng tốt là xem được trong xương sọ, xem được khối u có canxi hoặc do chảy máu chấn thương sọ não thì khi đó chụp CT sẽ tốt hơn.

4.3 Điện não đồ khi khám đau đầu

Giúp ghi lại các hoạt động điện sinh học của tế bào não, giúp phản ánh chức năng sinh lý và bệnh lý ở một vùng bán cầu hoặc toàn bộ não.

4.4 Đo lưu huyết não khi khám đau đầu

Giúp kiểm tra và đánh giá trạng thái tuần hoàn não (tình trạng dòng máu lưu thông lên não).

5. Cần lưu ý gì khi khám đau đầu

Khi khám ban đầu (khám lâm sàng) với bác sĩ bạn nên chia sẻ cụ thể về triệu chứng bệnh của mình càng cụ thể càng tốt.

Các bệnh lý mà bạn đang mắc phải đặc biệt là các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý về thần kinh, tâm thần,… (nếu có) hãy chia sẻ với bác sĩ vì điều này sẽ góp ích rất lớn, giúp việc chẩn đoán bệnh được nhanh chóng, chính xác.

Bạn đừng ngần ngại chia sẻ thông tin và kết quả khi đã thăm khám ở các cơ sở khác hay các loại thuốc mà bạn đã mua và sử dụng nhưng không có kết quả. Bời đây có thể là thông tin quan trọng giúp bác sĩ loại trừ các bệnh lý có liên quan.

Sau đó bạn nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ về việc thực hiện chụp chiếu, xét nghiệm và lời khuyên của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, thời gian hẹn khám lại (nếu cần). Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *