Khám và điều trị bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Để khám và điều trị bệnh giãn phế quản hiệu quả, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và điều trị.

Bạn đang đọc: Khám và điều trị bệnh giãn phế quản

Nguyên nhân gây giãn phế quản

  • Giãn phế quản do viêm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại, gây hoại tử thành phế quản.
  • Bệnh thường xảy ra sau khi mắc bệnh cúm, sởi, ho gà…
  • Suy giảm miễn dịch cũng là nguyên nhân gây giãn phế quản thường gặp.

Khám và điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn khó hồi phục.

Triệu chứng của giãn phế quản

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Ho kéo dài và có nhiều đờm, mủ
  • Dịch đờm có 3 lớp (bọt, nhầy và mủ), có mùi rất hôi
  • Khạc ra đờm có lẫn máu
  • Ho thành từng cơn vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sút cân
  • Lồng ngực có thể bị biến dạng
  • Đau tức ngực và khó thở

Chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán giãn phế quản, người bệnh cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để bác sĩ thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm:

Tìm hiểu thêm: Tràn dịch màng phổi là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Khám và điều trị bệnh giãn phế quản

Khi có triệu chứng nghi ngờ bị giãn phế quản, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

  • Chụp X-quang phổi
  • Chụp phế quản cản quang
  • Soi phế quản
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn, nấm

Điều trị giãn phế quản như thế nào?

Điều trị nội khoa:

  • Dẫn lưu đờm mủ phế quản: hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.
  • Điều trị bội nhiễm phế quản bằng kháng sinh: Tùy từng trường hợp mà có thuốc kháng sinh, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp

Điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giãn phế quản khi nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
  • Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.
  • Uống đủ nước, truyền dịch để làm loãng đờm.
  • Điều trị ho máu

Điều trị ngoại khoa
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất nếu điều trị nội khoa không hiệu quả. Thường chỉ định trong các trường hợp giãn phế quản khu trú; Ho ra máu nặng đe doạ tính mạng, hoặc dai dẳng, chức năng phổi đảm bảo, điều trị bảo tồn thất bại. Phẫu thuật cắt thuỳ hoặc phân thuỳ phổi.

Ưu điểm khám và điều trị giãn phế quản tại bệnh viện thu cúc

  • Thăm khám trực tiếp với bác sĩ giỏi là chuyên gia hàng đầu về hô hấp tiêu biểu như GS.TS Trần Văn Sáng.
  • Được lựa chọn bác sĩ thăm khám theo mong muốn và được bác sĩ theo dõi điều trị trong cả quá trình.
  • Được thăm khám và điều trị bởi hệ thống thiết bị hiện đại công nghệ cao giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý hỗ trợ điều trị hiệu quả.
  • Chi phí thăm khám hợp lý, người bệnh được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo lãnh bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định.
  • Hệ thống đặt hẹn nhanh chóng qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92 giúp hạn chế tối đa thời gian chờ đợi.

Khám và điều trị bệnh giãn phế quản

>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

Chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng các bệnh lý đường hô hấp.

Cách phòng ngừa giãn phế quản

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều bụi khói.
  • Vệ sinh răng miệng, tai – mũi – họng.
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản.
  • Điều trị sớm lao sơ nhiễm ở trẻ em.
  • Đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ ấm cổ ngực, mặc ấm khi ra đường
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày

Ý kiến người bệnh

“Bác sĩ nhẹ nhàng, tâm huyết và có chuyên môn giỏi. Thủ tục đăng ký khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đời. Phục vụ tốt và chuyên nghiệp. Tôi rất hài lòng!” – anh Trần Tuấn (Cầu Giấy – HN) chia sẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *