Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Khô khớp gối là tình trạng tiêu giảm tiết dịch khớp, đồng thời làm tăng ma sát sụn xương. Điều này gây đau nhức và ảnh hưởng tới khả năng di chuyển, vận động của người bệnh. Vậy tình trạng khớp gối bị khô là do đâu? Và khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Bạn đang đọc: Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

1. Các nguyên nhân gây nên khô khớp gối

Khớp gối bị khô sẽ phát ra tiếng lục cục, lạo xạo do khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc nếu có thì chỉ với một lượng ít. Điều này khiến khớp vận động khó khăn và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng khớp gối bị khô đó là: tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch trong khớp

1.1. Tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn

Tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn là hậu quả từ những chấn thương trong khi chơi thể thao. Ngoài ra, mắc các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp cũng dễ dẫn tới những tổn thương này. Lúc này, bề mặt sụn khớp và xương dưới sụn mất độ trơn nhẵn, trở nên sần sùi và mỏng hơn, dễ bị nứt, vỡ, mất độ đàn hồi.

Theo thời gian, hoạt động của khớp gối không còn được trơn tru và suy giảm lượng dịch tiết ra ở khớp. Khi lượng dịch khớp không được tiết ra đủ, các đầu xương bắt đầu ma sát trực tiếp với nhau khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Chấn thương khớp gối gây nên tổn thương sụn khớp hoặc xương dưới sụn

1.2. Giảm tiết dịch trong khớp gây khô khớp gối

Quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh khi tuổi tác càng tăng lên. Đồng thời, chức năng của hệ thống xương khớp giảm rõ rệt, không còn “khỏe” như trước. Trong đó, quá trình tiết dịch bôi trơn trong khớp trở nên chậm chạp và suy giảm. Điều này gây ra tình trạng khô ở khớp gối, đồng thời tăng độ ma sát giữa các đầu xương khi vận động.

1.3. Các nguyên nhân khác gây khô khớp gối

Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, một số yếu tố nguy cơ khác gây nên tình trạng khớp gối bị khô đó là:

– Quá trình thoái hóa xương khớp.

– Thừa cân, béo phì gây tổn thương hệ xương khớp, đặc biệt là đầu gối do phải chịu áp lực trọng lượng lớn.

– Trật khớp gối do gặp chấn thương khi chơi thể thao, lao động, tai nạn,… không được điều trị cẩn thận, dứt điểm.

– Hiện tượng vôi hóa khớp gối khiến canxi lắng đọng trong khớp, lâu ngày sẽ gây khô ở khớp gối.

– Vi khuẩn tấn công gây viêm khớp gối, đồng thời tăng nguy cơ khô khớp ở đầu gối.

Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Quá trình thoái hóa cũng làm tăng nguy cơ khô khớp đầu gối

2. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp chấn thương ở đầu gối hay thấy xuất hiện các triệu chứng sau thì cần tới gặp bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Cụ thể:

– Cơn đau rõ rệt cả khi nằm yên, với tần suất nhiều.

– Khớp gối bị sưng.

– Nghe thấy âm thanh lạo xạo trong khớp gối khi vận động.

– Căng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, không thể cử động khớp gối như bình thường.

Việc chủ động kiểm tra sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tiếp nhận phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị sớm vừa mang lại hiệu quả cao, vừa giúp bạn nhanh chóng quay trở về nhịp sinh hoạt thường ngày.

Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ gãy xương đòn bao nhiêu tiền & khi nào phải mổ?

Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Kiểm tra sớm giúp ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu như chủ quan và bỏ qua thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng từ khô khớp gối. Cụ thể như:

– Gây đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu kết thúc. Sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần.

– Khó khăn khi vận động khớp gối, như leo cầu thang, đi lại, đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân, chạy nhảy,…Chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đôi khi còn mất cảm giác.

– Teo cơ, biến dạng khớp. Từ đó ảnh hưởng đến đi lại, có thể thường xuyên té ngã.

– Liệt khớp gối – biến chứng vô cùng nguy hiểm.

– Tổn hại đến các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa chạy từ cột sống thắt lưng đến gót chân. Vùng thắt lưng trở nên nhức mỏi, toàn thân luôn thấy đau nhức.

3. Phòng tránh khớp gối bị khô bằng cách nào?

Để phòng ngừa tình trạng khớp gối bị khô, bạn nên:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, omega-3,… Một số thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa, sữa hạnh nhân, các loại cá béo, bông cải xanh,… Bên cạnh đó các loại trái cây giàu vitamin C cũng cần ưu tiên bổ sung.

– Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, giúp tránh tăng áp lực lên đầu gối.

– Tránh ngồi, đứng hoặc nằm lâu. Thường xuyên luyện tập để tăng cường sức khỏe cơ khớp. Một số bài tập tốt cho cơ khớp như bơi lội, đạp xe, chạy bộ,…

– Uống nhiều nước nhằm tăng độ đàn hồi và giúp bôi trơn khớp. Bởi khi cơ thể thiếu nước, các khớp cũng mất đi môi trường ẩm gây nên tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

– Ngừng sử dụng thuốc lá. Đây là một thói quen “có ích” tới việc giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương. Từ đó hạn chế được tình trạng khô ở các khớp, đặc biệt là khớp gối.

– Luôn có đồ bảo vệ khớp gối trong khi chơi thể thao. Mục đích là nhằm giảm thiểu chấn thương ở khớp gối tối đa.

Khô khớp gối do đâu? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

>>>>>Xem thêm: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Tập thể dục thường xuyên nhằm tăng sức khỏe xương khớp

Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô khớp gối. Hiện nay tình trạng này đang có xu hướng xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp là bạn cần để ý tới những triệu chứng nhỏ nhất và sớm thăm khám để được phát hiện, điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *