Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh lý thường gặp bởi trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương, hệ miễn dịch non nớt của các con có thể bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên bệnh. Bệnh gây cảm giác đau nhức khó chịu, có thể kéo dài dai dẳng hoặc thậm chí biến chứng rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý và có các biện pháp kịp thời để bảo vệ đôi mắt con yêu.
Bạn đang đọc: Lưu ý dấu hiệu và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ ở trẻ là bệnh lý thường gặp.
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tên gọi thông thường của tình trạng viêm khiến cho mắt trẻ nhỏ bị đau và chuyển đỏ, hồng. Thực tế, đây là bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, gặp nhiều hơn với trẻ dưới 5 tuổi, điều kiện sống thấp. Ngoài lý do bị vi khuẩn (liên cầu, phế cầu,..) tấn công, bệnh thường gặp vào lúc giao mùa, mưa nhiều,…
Bệnh không phải hiếm gặp nhưng đôi khi do sự chủ quan của cả các con và cha mẹ khiến cho tình trạng viêm nặng hơn làm mắt con đau nhức và bệnh kéo dài dai dẳng. Vì vậy, cần nhận biết dấu hiệu sớm và tiến hành điều trị để tránh việc gặp các biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Trẻ em dễ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn gây nên bệnh này ở trẻ em thường do virus Adenovirus. Ngoài ra còn do các vi khuẩn như liên cầu, phế cầu,…
Yếu tố môi trường sống cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Bé dễ mắc bệnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc điều kiện thời tiết không tốt: mưa nhiều, nắng nóng.
Bé cũng có thể bị lây nhiễm từ những người đang mắc bệnh qua việc tiếp xúc với nước mắt, dùng chung đồ dùng như khăn, chăn, gối, quần áo,..
Trẻ em thường vô thức đưa tay dụi mắt kể cả sau khi chơi đùa mà tay chưa được vệ sinh kỹ. Đây cũng là tác nhân tiềm tàng gây bệnh do mắt không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng. Đây cũng là yếu tố có thể khiến bệnh của bé dai dẳng ma cha mẹ chưa loại bỏ, cách ly bé khỏi nguồn gây dị ứng.
3. Dấu hiệu nhận biết và diễn biến bệnh đau mắt đỏ
Bệnh rất dễ nhận biết. Cha mẹ có thể đối chiếu với các biểu hiện bệnh ban đầu dưới đây:
– Mắt con sưng, lòng trắng của mắt chuyển đỏ, hồng
– Chảy nước mắt liên tục
– Mắt tiết dịch đặc bất thường có màu vàng hoặc xanh
– Ghèn mắt kết lại khiến lông mi bị dính. Khó chịu hơn sau khi con thức giấc, mí mắt dính vào nhau gây đau đớn khó chịu hơn
– Ngoài đau thì có cảm giác bị cộm, khó chịu như có dị vật trong mắt
– Với các em bé nhỏ tuổi, các con hay quấy khóc, không làm chủ được mà đưa tay dụi mắt
– Cảm thấy khó chịu với ánh sáng
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh đau mắt hột
Lòng trắng mắt chuyển đỏ là dấu hiệu nhận biết bệnh dễ thấy.
Nếu được chú ý và giữ gìn vệ sinh tốt, không dụi mắt thì bệnh hoàn toàn có khả năng thuyên giảm. Nhưng cha mẹ hoàn toàn không được chủ quan khi con có các biểu hiện bệnh nặng hơn như:
– Con có thể bị sốt
– Bệnh đã kéo dài dai dẳng trên 10 ngày
– Quá nhạy cảm với ánh sáng
– Mắt sưng to, đau đớn khó mở to mắt
4. Khi con bị đau mắt đỏ cha mẹ cần làm gì?
4.1. Giữ vệ sinh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về đau mắt đỏ ở trẻ em
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các mẹo chữa bệnh được truyền miệng như: đắp lá, dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt,… Các phương pháp này không được chứng minh và không có lợi cho các con. Để giúp bệnh của con mau chóng thuyên giảm, cha mẹ cần chú ý:
– Bổ sung dinh dưỡng
– Đảm bảo môi trường sống và các vật dụng con thường xuyên tiếp xúc luôn được sạch sẽ, khô ráo
– Dùng khăn 1 lần lau và vệ sinh mặt cho con. Sử dụng riêng biệt các loại khăn, tránh lây cho những thành viên khác hoặc làm con bị viêm nặng hơn
– Vệ sinh vùng mắt cho con bằng bông, gạc. Chú ý không để ghèn, dử mắt kết lại quá nhiều gây khó chịu và làm mắt khô
– Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện tử và hạn chế tiếp xúc với các nguồn ánh sáng mạnh
– Theo sát và không cho con dụi mắt
Với những trường hợp do dị ứng hoặc triệu chứng trở nặng, cha mẹ cần xin ý kiến bác sĩ để con được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc nhỏ mắt. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đồng thời chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tốt cho con sẽ giúp bệnh mau khỏi.
>>>>>Xem thêm: Sưng mí mắt là bệnh gì? Phải làm gì khi bị sưng mí mắt?
Trẻ nên được thăm khám kịp thời tại địa chỉ uy tín.
4.2. Phòng tránh tái phát, lây nhiễm đau mắt đỏ ở trẻ em
Sau khi con khỏi bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát nhiều lần và lây nhiễm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe của các con mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý:
– Luôn giữ môi trường sạch sẽ, khô ráo
– Giữ vệ sinh đôi mắt bằng nước muối sinh lý
– Với trường hợp 1 bên mắt bị viêm, cần giữ vệ sinh và sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng biệt với mắt không bị viêm
– Dùng kính bảo hộ bảo vệ mắt
– Để tránh lây nhiễm cần cách ly trẻ, lau sạch sẽ bề mặt trẻ tiếp xúc
– Tái khám cho con sau khi con đã có dấu hiệu khỏi bệnh
5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau mắt đỏ cha mẹ cần biết
Bệnh rất thường xuyên xảy ra bởi các con chưa có kiến thức và tự lập để bảo vệ bản thân. Do đó, cha mẹ cần làm tốt việc phòng bệnh cho con từ những việc nhỏ nhất. Nếu không con hoàn toàn có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm không đáng có. Trong trường hợp xấu nhất con có thể bị viêm loét giác mạc thậm chí mù lòa khi được tự ý điều trị bằng thuốc lạ, phương pháp dân gian.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, những năm tháng đầu đời con còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, cha mẹ hãy đồng hành cùng con, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe. Khi con có các dấu hiệu bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể đưa con tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt với trường hợp bệnh của con dai dẳng, các bác sĩ sẽ kê đơn và có các hướng dẫn cụ thể để cha mẹ chăm sóc con tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.