Mất ngủ quá lâu dễ sinh nhiều bệnh tật

Mất ngủ một, hai hoặc vài ngày sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài (mất ngủ quá lâu) sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Bài viết sẽ giúp bạn biết thêm mất ngủ quá lâu là như thế nào, gây ra những tác hại gì và cách giải quyết.

Bạn đang đọc: Mất ngủ quá lâu dễ sinh nhiều bệnh tật

1. Thế nào là mất ngủ quá lâu?

Tình trạng mất ngủ diễn ra một, hai, vài ngày (dưới 1 tháng) được gọi là mất ngủ cấp tính.

Nếu tình trạng mất ngủ này diễn ra trên 1 tháng, thậm chí nhiều người bị mất ngủ 1 năm, vài năm, vài chục năm thì được gọi là mất ngủ kéo dài hay mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kinh niên.

Mất ngủ cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn tới mất ngủ mạn tính (mất ngủ quá lâu).

2. Mất ngủ quá lâu gây tác hại gì?

2.1 Mất ngủ quá lâu gây suy nhược cơ thể

Mệt mỏi, suy kiệt, mất ngủ kéo dài khiến bạn cảm thấy chán ăn, khó hấp thu các chất dinh dưỡng, cơ thể luôn stress căng thẳng, khiến các cơ quan đào thải như gan hay thận cũng kém hơn.

Mất ngủ quá lâu sẽ kéo theo nhiều bệnh, “bào mòn cơ thể”, chính điều này khiến cơ thể bạn bị suy nhược.

Mất ngủ quá lâu dễ sinh nhiều bệnh tật

Dấu hiệu của suy nhược cơ thể bao gồm: giảm sút cân, người mệt mỏi xanh xao, chán ăn, dễ mắc bệnh,…

2.2 Tăng huyết áp

Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, hệ thần kinh não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự co bóp của tim gây tăng huyết áp. Thậm chí còn xuất hiện cơn tăng huyết áp kịch phát, nếu có bệnh lý về tim mạch cũng sẽ nặng hơn.

Các triệu chứng của tăng huyết áp thường diễn biến rất thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nên theo thống kê: có đến 51,6% người bệnh cao huyết áp không biết mình mắc bệnh. Một số trường hợp tăng huyết áp người bệnh thường có các biểu hiện thoáng qua như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ,… Với trường hợp tăng huyết áp kịch phát (tăng huyết áp dữ dội) thường có biểu hiện: đau nhói ở tim, thở gấp, mặt đỏ bừng, da xanh tái, nôn ói, đánh trống ngực, hồi hộp, suy giảm thị lực,…

2.3 Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim thường bị rối loạn nếu như bạn bị mất ngủ kéo dài. Sự lo lắng, hồi hộp, mệt mỏi do mất ngủ kéo dài có thể tim đập quá nhanh, quá chậm, không đều. Rối loạn nhịp tim lâu ngày gây suy tim và các bệnh lý về tim mạch.

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim bao gồm: hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức vùng ngực, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi, ngất xỉu hoặc suýt ngất,…

2.4 Nhồi máu cơ tim

Đây là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành – động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, khiến chết các tế bào cơ tim. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mất ngủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, dễ thiếu máu não, tăng khả năng hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch. Các cục máu đông này có thể hình thành tại động mạch vành hoặc hình thành ở cơ quan khác, sau đó chúng di chuyển theo đường máu làm tắc nghẽn động mạch vành.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết và xử trí các bệnh đau đầu nguy hiểm

Mất ngủ quá lâu dễ sinh nhiều bệnh tật

Mất ngủ quá lâu dễ hình thành huyết khối làm tắc nghẽn động mạch nuôi máu ở tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

2.5 Béo phì

Mất ngủ có thể khiến bạn sụt cân do cảm thấy chán ăn, xong một số người khi bị mất ngủ lại cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và tăng cân mất kiểm soát.

Nội tiết tố có thể bị rối loạn khi bạn mất ngủ, điều này có thể khiến bạn tăng cân.

Đặc biệt, nếu bạn ăn đêm thường xuyên mà ít vận động điều này sẽ làm tích tụ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, gây tình trạng béo phì.

Để biết có phải mình bị béo phì không bạn nên đo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) = cân nặng (kg)/ (chiều cao x chiều cao) theo đơn vị m.

– Một người bình thường chỉ số khối cơ thể BMI sẽ dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 (đây là mức cân nặng lý tưởng).

– Nếu BMI tình được nằm trong khoảng 25-29,9 tức là bạn đang bị thừa cân.

– Nếu BMI từ 30 trở lên, nghĩa là bạn đang bị béo phì.

Béo phì là “hung thủ” kéo theo rất nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng như tăng huyết áp, đột quỵ (tai biến mạch máu não), nhồi máu cơ tim,…

2.6 Mất ngủ quá lâu gây bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

Khi bạn bị mất ngủ, khả năng dung nạp glucose và độ nhạy cảm với insulin sẽ giảm đi, lâu dần gây rối loạn đường huyết trong cơ thể, dẫn đến bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2 thực sự.

Các biểu hiện của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý là: đói nhiều, khát nhiều, sụt cân, vết thương lâu lành,…

2.7 Đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Mất ngủ quá lâu sẽ khiến hệ thần kinh suy nhược, thiếu máu não, hình thành các cục máu đông trong mạch máu não, có thể gây đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não) hoặc đột quỵ xuất huyết não (vỡ mạch máu não).

Đột quỵ rất nguy hiểm vì bệnh có thể cướp đi sinh mạng của một người chỉ trong “gang tấc”. Với tỷ lệ tử vong cao khoảng 50% nếu không được đưa đến viện kịp thời, nếu may mắn sống sót qua cơn đột quỵ thì người bệnh phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề như: liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, …

Đột quỵ thường diễn ra đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo trước, nếu có thì các triệu chứng cũng khá mơ hồ như: đau đầu, chóng mặt, mất ý thức đột ngột, méo miệng, rối loạn ngôn ngữ (nói không hiểu hoặc không nói được), chân tay khó cử động,… Khi có dấu hiệu này cần ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế có cấp cứu đột quỵ, để các bác sĩ can thiệp và xử trí kịp thời.

Mất ngủ quá lâu dễ sinh nhiều bệnh tật

>>>>>Xem thêm: Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

Mất ngủ kéo dài sẽ khiến hệ thần kinh suy nhược, thiếu máu não,… dẫn tới đột quỵ

2.8 Rối loạn tâm thần, trầm cảm

Mất ngủ có thể sinh ra những ảo giác. Người bị mất ngủ quá lâu có thể nghe như có ai gọi bên tai, cảm giác như có ai theo dõi mình và có ý định muốn làm hại mình nên thường có xu hướng sợ hãi, thù hằn, cáu gắt, trả thù, sát hại người khác, dễ gây tai nạn giao thông … Đặc biệt tỷ lệ phụ nữ bị mất ngủ dẫn tới rối loạn tầm thần và trầm cảm cao hơn nam giới.

Ngoài những tác hại trên, mất ngủ quá lâu còn gây ra rất nhiều tác hại khác ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *