Mất ngủ về đêm cảnh báo những bệnh lý nào?

Mất ngủ về đêm là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Đây có thể là tình trạng cấp tính do những thay đổi về sinh lý, do căng thẳng, stress hay thay đổi về múi giờ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý mà cơ thể mắc phải. 

Bạn đang đọc: Mất ngủ về đêm cảnh báo những bệnh lý nào?

1. Mất ngủ về đêm là hiện tượng gì?

Giấc ngủ vào ban đêm thường có thời gian trung bình khoảng 7 – 8 giờ và dao động từ 4 – 11 giờ. Giấc ngủ này đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giờ, ngủ không sâu, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ và mệt mỏi, thiếu tỉnh táo khi thức dậy.

Bệnh mất ngủ có thể chỉ là thoáng qua và do nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Căng thẳng, stress

– Thay đổi lịch trình, thời gian làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ

– Dùng các chất kích thích và các chất gây nghiện như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, ma túy…

– Ăn, uống quá no trước giờ đi ngủ

– Môi trường ngủ có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp,…

Nếu không phải do những nguyên nhân trên thì nguyên nhân gây mất ngủ thường liên quan đến các bệnh lý mạn tính.

Mất ngủ về đêm cảnh báo những bệnh lý nào?

Ăn quá nhiều hoặc các đồ ăn khó tiêu vào buổi tối có thể gây mất ngủ.

2. Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh gì?

2.1 Bệnh dị ứng 

Các chất gây dị ứng tồn tại trong không khí có thể gây viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Triệu chứng này xảy ra vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ.

2.2 Bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp thường gặp khó khăn khi bắt đầu và duy trì giấc ngủ. Bệnh gây ra viêm và đau đớn, kèm theo mệt mỏi, lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được. Ngược lại, việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu hơn.

2.3 Bệnh tim mạch

Các bất thường liên quan đến tim và phổi như bệnh mạch vành, suy tim, tắc nghẽn ở phổi,… cũng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và là nguyên nhân gây mất ngủ.

2.4 Các vấn đề về tuyến giáp

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khiến các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng cường. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, không thể thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Do vậy, mất ngủ có thể là một yếu tố cảnh báo các bệnh lý tuyến giáp.

2.5 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây mất ngủ về đêm

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mất ngủ, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 45 – 64. 

Các triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược bao gồm ợ nóng, ho, nghẹt thở khi nằm xuống, viêm nướu, đau họng, hôi miệng… chính là yếu tố gây ra bệnh mất ngủ ở những bệnh nhân này.

2.6 Thay đổi nội tiết tố

Ở độ tuổi trung bình mãn kinh (khoảng từ 50 tuổi), phụ nữ thường có sự thay đổi nội tiết tố,. Điều này khiến họ ngủ không còn ngon giấc.

2.7 Bệnh lý tâm thần

Bệnh mất ngủ mạn tính còn có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng phấn, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện rượu và  thuốc phiện, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ…

2.8 Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác

– Ngưng thở khi ngủ

– Ác mộng

– Mộng du

– Chứng hoảng sợ trong khi ngủ

Tìm hiểu thêm: Hay bị đau nửa đầu coi chừng một số bệnh lý trong não

Mất ngủ về đêm cảnh báo những bệnh lý nào?

Tình trạng mất ngủ vào ban đêm có thể xảy ra do các bệnh lý tim mạch, xương khớp, di ứng,…

3. Điều trị chứng mất ngủ liên quan đến bệnh lý

Hiện nay, mục tiêu của việc điều trị bệnh mất ngủ do bệnh lý thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ có thể cân đối tỷ lệ 2 mục tiêu này bằng các biện pháp phù hợp, gồm:

3.1 Điều trị mất ngủ về đêm bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ gồm:

– Các loại thuộc nhóm benzodiazepin: Khi sử dụng các loại thuốc này cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

– Các loại thuốc mới: Các loại thuốc không thuộc nhóm benzodiazepin thì đa phần là thuốc mới, không cần kê toa. Phổ biến như Melatonin, Ramelteon… 

– Thuốc chống trầm cảm và chống lo âu: Các loại thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm. 

– Thuốc chống loạn thần: Các loại thuốc chống loạn thần cũng được đánh có hiệu quả tốt nhưng ít được sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ. 

Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc điều trị tương ứng với các bệnh lý, ví dụ thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp để điều trị bệnh tim mạch; thuốc chống viêm để điều trị viêm khớp,…

Bên cạnh đó, một số loại thảo dược  tim sen, lá vông… cũng được chứng minh là có tác dụng cải thiện giấc ngủ. 

Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp. Tốt nhất nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. 

3.2 Điều trị mất ngủ bằng các liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc thay đổi lối sống, cân bằng cảm xúc cũng có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

Trước giờ ngủ, hãy giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn nhất, để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 – 15 phút nằm lên giường thì bạn có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,… để hạn chế các  triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Bên cạnh đó, các yếu tố về không gian phòng ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Hãy đặt giường ngủ ở nơi thoáng mát, đảm bảo chăn, mền, trải giường sạch sẽ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Mất ngủ về đêm cảnh báo những bệnh lý nào?

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Tình trạng mất ngủ có thể được cải thiện nhờ thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.

Trên đây là các bệnh lý và các yếu tố khác gây mất ngủ về đêm mà bạn cần lưu tâm. Ngay khi có biểu hiện mất ngủ, cần theo dõi và đi khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm nếu tình hình không cải thiện. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *