Hiện nay, những áp lực về công việc, cuộc sống đều là gánh nặng đè lên vai mỗi người. Gánh nặng này có thể gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi lo âu mất ngủ. Đặc biệt, ngày càng có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Cần làm thế nào cải thiện và chấm dứt tình trạng này? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn này.
Bạn đang đọc: Nên làm gì khi bị rối loạn lo âu mất ngủ?
1. Tìm hiểu về tình trạng rối loạn lo âu
Những nghiên cứu trên bệnh nhân mắc trầm cảm cho thấy có đến 65% bệnh nhân ngoại trú có biểu hiện mất ngủ. Còn với các nghiên cứu về mất ngủ thì có đến 46% bệnh nhân nhân mất ngủ mãn tính được chuẩn đoán bị rối loạn tâm thần. Những bằng chứng đã đưa ra rằng mất ngủ có nguy cơ rõ rệt làm tiến triển chứng lo âu, trầm cảm. Có một nghiên cứu tìm thấy nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng gần gấp 4 lần ở bệnh nhân mất ngủ.
Rối loạn lo âu chính là một trong những rối loạn tâm lý khá phổ biến. Bệnh thường kết hợp với những yếu tố rối loạn khác như: trầm cảm, rối loạn nhân cách,…
Tình trạng rối loạn lo âu ngày một phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ở giới trẻ.
Rối loạn lo âu là việc lo sợ quá mức trước một tình huống nào đó xảy ra và lặp đi lặp lại gây ảnh hướng đến sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu sợ hãi quá mức sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Nguyên nhân chính dẫn đến lo âu không thể xác định được rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau chủ yếu là các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố về nhân cách.
2. Mối quan hệ giữa mất ngủ và lo âu
Bệnh nhân khi bị mất ngủ chủ yếu sẽ xuất hiện các triệu chứng: khó ngủ, trằn trọc không vào giấc, dễ thức dậy giữa đêm và khó ngủ lại.
Lo âu mất ngủ thường đi đôi với nhau. Khi bạn mắc phải chứng rối loạn lo âu thì đến đêm sẽ rất khó đi vào giấc ngủ. Tương tự khi bị rối loạn về giấc ngủ bạn sẽ thường thấy lo lắng hay sợ hãi trước giờ ngủ. Trường hợp mất ngủ vì lo âu bạn sẽ có những thay đổi hành vi như:
– Xuất hiện cảm giác bị choáng ngợp.
– Không thể thực sự tập trung vào việc gì.
– Thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ nổi cáu, và thấy bồn chồn trong người.
– Luôn có cảm giác bị nguy hiểm và có vấn đề không tốt sắp diễn ra.
Còn các tác động về thể chất của lo lắng trước giờ ngủ:
– Gặp một số các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
– Nhịp tim bị đập nhanh và không thể giữ ở mức ổn định.
– Hiện tượng thở nhanh, thở gấp.
– Xuất hiện đổ mồ hôi liên tục và run sợ.
Một vài người có xuất hiện những cơn hoảng loạn về đêm. Cơn hoảng loạn này sẽ bộc phát rất đột ngột và dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm và làm tỉnh giấc.
3. Nguyên nhân và đối tượng của chứng lo âu mất ngủ
Cảm giác lo lắng, suy nghĩ nhiều là một trong những phần tự nhiên của con người. Khi gặp một trường hợp nào đó nguy hiểm chúng ta thường xuất hiện cảm giác lo lắng, sợ hãi. Vậy điều gì dẫn đến chứng lo âu kèm theo mất ngủ?
3.1. Điều gây ra lo âu mất ngủ
Khi căng thẳng và lo lắng sẽ kích hoạt cơ thể khiến tiết ra hormone để nhanh chóng thoát khỏi một số tác hại. Nhưng nếu lo lắng kéo dài thì nó sẽ dần xuất hiện ở mọi thời điểm. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng trước cả những tình huống hết sức đơn giản hàng ngày.
Bên cạnh đó, khi bạn bị lo lắng mãn tính, làm trước khi ngủ không thể thư giãn. Từ đó, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ, nếu ngủ quên và giật mình tỉnh giấc sẽ cảm thấy sợ hãi, bất an. Sự kết hợp giữa lo âu và mất ngủ cũng có thể là do không đủ hormone tuyến giáp trong máu và cả sự trao đổi chất bị chậm dẫn đến suy giáp.
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng lo lắng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Đây là một giai đoạn của giấc ngủ khi mà bạn có những giấc mơ khá sống động. Nếu lo lắng, những giấc mơ đó đột nhiên bị xáo động và biến thành ác mộng, đánh thức bạn.
3.2. Khi nào bạn có nguy cơ mắc lo âu mất ngủ
Chứng lo âu mất ngủ này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ: người lớn, thanh niên tới trẻ em. Đặc biệt, bạn có khả năng cao bị lo lắng mất ngủ vào ban đêm nếu bạn đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ:
– Khó ngủ, mất ngủ diễn ra liên tục.
– Bạn đang có chứng ngủ rũ.
– Hội chứng chân không yên.
– Bị mộng du về đêm.
Hay những người mắc các bệnh về rối loạn sức khỏe sau đây cũng có thể phát triển thành chứng mất ngủ lo âu:
– Người bị rối loạn lo âu hay rối loạn lưỡng cực.
– Cơ thể đang trong trạng thái suy nhược, nghiện rượu, ma túy.
– Bị vấn đề căng thẳng, lo âu sau các chấn thương.
– Bệnh nhân gặp vấn đề về tâm thần phân liệt.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo bệnh tai biến gia tăng vào mùa lạnh
Lo âu và mất ngủ có thể xuất phát từ những bệnh lý về tâm thần.
Theo như những nghiên cứu ở cả phụ nữ và đàn ông khi bị trải qua các sự kiện căng thẳng như: cái chết, ly hôn, bạo lực,… đều dễ dàng gây ra lo sợ và sau đó dẫn đến mất ngủ kéo dài.
4. Cải thiện rối loạn lo âu và mất ngủ
– Liệu pháp nhận thức và hành vi: giúp thay đổi những niềm tin sai lầm và thái độ về giấc ngủ. Nhằm kiểm soát các hành vi lo âu và số lượng, chất lượng của giấc ngủ. Đồng thời cố gắng thiết lập vòng thức – ngủ bình thường tránh gây xáo trộn giấc ngủ.
– Liệu pháp giới hạn thời gian ngủ. Liệu pháp này nhằm mục đích giảm thời gian bệnh nhân còn thức trên giường bằng cách giời gian ngủ. Đối với cách này, bệnh nhân cần được hướng dẫn thiết lập thời gian thức đều, không ngủ ngày. Bên cạnh đó cũng có thể tăng thời gian ngủ lên 15 phút/tuần tùy theo khả năng ngủ.
– Thay đổi về môi trường ngủ của người bệnh. Hạn chế sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia gần giờ ngủ. Hạn chế ánh sáng mạnh, tiếng ồn và nhiệt độ quanh chỗ ngủ.
– Luyện tập và thư giãn: có thể sử dụng trà hay các bài tập hít thở nhẹ nhàng. Những loại trà không chứa caffeine, và có hoa cúc hay cây nữ lang sẽ giúp não bộ được thư giãn trước khi ngủ. Những bài tập hít thở sẽ là cách rất tốt để trút bỏ lo âu và cho cơ thể được thư giãn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau đầu Migraine là gì? Cách nhận biết và điều trị
Thư giãn và hít thờ nhẹ nhàng giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn
Theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì người lớn cần giấc ngủ trung bình khoảng 7-8 tiếng/đêm. Do vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng lo âu mất ngủ thì hãy bình tĩnh và giữ một tinh thần ổn định kết hợp với một lối sống lành mạnh. Trong trường hợp các triệu chứng không được cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.