Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu là một trong những triệu chứng bệnh rất thường gặp trong cuộc sống. Nguyên nhân đau đầu có thể là do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về triệu chứng và những cảnh báo của chứng đau đầu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

1. Tình trạng đau đầu là gì?

Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Chủ yếu các cơn đau diễn ra ở vùng đầu và mặt. Biểu hiện và mức độ đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau đầu.

Người bệnh có thể thấy đau ở một vị trí nhất định, đau nửa đầu hoặc đau cả đầu. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc trong nhiều ngày (còn gọi là đau đầu kinh niên).

Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

Người bệnh có thể thấy đau ở một vị trí nhất định, đau nửa đầu hoặc đau cả đầu

2. Nguyên nhân đau đầu thường gặp là gì?

Nguyên nhân gây đau nhức đầu được chia làm hai nhóm: nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý.

2.1 Nguyên nhân đau đầu do bệnh lý

Nhóm bệnh không gây nguy hiểm

– Viêm xoang: Có tới 90% bệnh nhân bị viêm xoang mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Muốn tình trạng này giảm đi thì chỉ còn cách trị dứt điểm viêm xoang.

– Thiếu máu: Thiếu máu lên não cũng gây ra những cơn đau đầu dữ dội, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

– Tăng nhãn áp: Các bệnh ở hệ thần kinh mắt cũng là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Ví dụ như tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết,…sẽ gây ra những cơn đau nửa đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đỏ mắt, giảm thị lực.

– Bệnh mạn tính: Các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, lupus ban đỏ,…có thể gây đau nhức đầu.

– Đau nửa đầu: Triệu chứng đau đầu dữ đội thường xuất hiện vào buổi sáng. Đây là bệnh phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên.

Nhóm bệnh gây nguy hiểm

– Tai biến mạch máu não: Các cơn đau đầu dữ dội sẽ đi cùng nôn mửa, mất thăng bằng, thị lực kém,… Đây là triệu chứng của tai biến mạch máu não. Bệnh này có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng vì thế cần được điều trị kịp thời.

– Bệnh cột sống: Điển hình là thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, căng cơ cổ,… Dây thần kinh bị chèn ép sẽ xuất hiện những cơn đau đầu.

– Khối u não: Người có khối u trong não sẽ bị đau đầu mà không rõ nguyên nhân. Các cơn đau chủ yếu xuất hiện về đêm và tình trạng đau ngày một nặng hơn.

– Viêm màng não, nhiễm trùng não: Triệu chứng của bệnh là đau đầu liên tục cùng với một vài dấu hiệu nhiễm trùng như cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

– Chấn thương: Các chấn thương do va đập vùng đầu dù nặng hay nhẹ cũng sẽ gây ra chứng đau nhức đầu.

2.2 Nguyên nhân đau đầu không do bệnh lý

Nếu không phải do bệnh lý thì nguyên nhân gây đau đầu chủ yếu là chế độ sinh hoạt và tâm lý như:

– Thường xuyên bị stress, căng thẳng mệt mỏi trong một thời gian dài.

– Cơ thể bị mất nước, thiếu máu hoặc thiếu oxy lên não.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích bia, rượu, thuốc lá,…

– Thức khuya, thiếu ngủ, rối loạn giờ giấc, di chuyển nhiều.

– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh.

Đây là những nguyên nhân lành tính, không gây nguy hiểm. Chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt thì có thể hết đau nhức đầu.

Tìm hiểu thêm: Bảng giá chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện trung bình bao nhiêu?

Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

Nguyên nhân đau đầu do các bệnh lý gây ra như viêm xoang, thiếu máu, tăng nhãn áp

3. Các loại đau đầu thường gặp

Mức độ và biểu hiện đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Những triệu chứng đau đầu thường gặp là:

3.1 Đau nửa đầu

– Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, từ vừa đến nặng. Khi cơn đau đến liên tục người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt.

– Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài tiếng, thậm chí là cả ngày và lặp lại liên tục như vậy.

– Người bị đau nửa đầu thường bị nhạy cảm với mùi, ánh sáng và tiếng ồn.

3.2 Đau đầu căng cơ

– Cơn đau xảy ra khi các cơ ở vùng cổ và đầu bị căng do thói quen sinh hoạt hàng ngày, tư thế không đúng.

– Đau ở mức độ nhẹ và vừa, người bệnh sẽ có cảm giác như đầu bị bó chặt.

– Tình trạng đau đầu căng cơ thường xảy ra trong thời gian ngắn và bị ở cả hai bên đầu.

3.3 Đau đầu từng cụm

– Chủ yếu đau ở nửa đầu, vùng sau mắt rồi lan ra trán và thái dương.

– Đau đầu đi kèm với các triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sụp mí,…

– Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ, kéo dài khoảng 15 phút đến 3 tiếng.

– Triệu chứng này thường xuất hiện ở nam giới trung niên do hút nhiều thuốc.

3.4 Đau đầu dạng căng thẳng

– Cơn đau tập trung ở vùng trán và thái dương

– Nguyên nhân do chứng lo âu, căng thẳng,…chủ yếu là ở độ tuổi trung niên

– Cơn đau âm ỉ kéo dài, cảm giác như bị siết ở vùng đầu.

– Tình trạng đau kéo dài ngày qua ngày.

Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

>>>>>Xem thêm: Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

Cải thiện tình trạng đau đầu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

4. Đau đầu có nguy hiểm không?

Nếu nguyên nhân gây đau đầu do thói quen sinh hoạt, căng thẳng, chế độ ăn uống thì người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt là cải thiện được tình trạng đau đầu.

Với nguyên nhân đau đầu do các bệnh lý không nguy hiểm gây ra thì cách chữa đau đầu là điều trị dứt điểm bệnh lý.

Còn với tình trạng đau đầu kéo dài (trên 3 tháng), đau đầu kinh niên thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sa sút trí tuệ, đột quỵ não, trầm cảm, rối loạn trí não,…

Chính vì vậy, nếu xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội kèm theo một vài triệu chứng bất thường, bạn cần phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán:

– Cơn đau đầu dữ dội kèm các triệu chứng sốt, cứng cổ,…

– Đau đầu tê buốt, thường cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến não như xuất huyết não, viêm màng não, đột quỵ.

– Đau đầu và nhức hốc mắt cùng một lúc.

Việc phát hiện và phân biệt nguyên nhân đau đầu là vô cùng quan trọn để xác định cơn đau là lành tính hay báo hiệu bệnh lý nguy hiểm, từ đó kịp thời điều trị. Hãy thăm khám sớm và thường xuyên để theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *