Dấu hiệu đục thủy tinh thể là gì, phương pháp điều trị như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm của nhiều người. Bởi đục thủy tinh thể là bệnh khá phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù lòa đứng đầu trên thế giới. Do đó, việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm qua các dấu hiệu sẽ giúp bạn có thêm thời gian để làm chậm quá trình phát triển, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Bạn đang đọc: Nhận biết 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể mà bạn cần lưu ý
1. Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm ở sau mống mắt (lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng sẽ bằng cách thẩm thấu.
Thủy tinh thể có chức năng điều tiết nhằm cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp cho chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật.
Đục thủy tinh thể còn có tên gọi khác là cườm khô, đây là bệnh lý lão hóa về mắt. Bình thường mắt có thể nhìn thấy vật thể khi có ánh sáng chiếu vào, xuyên qua các lớp giác mạc, thủy tinh thể, thủy dịch và sau cùng là đáy mắt.
Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ. Trường hợp này, thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, hai mắt sẽ mất đi thị lực vĩnh viên, người bệnh sẽ bị mù.
Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ
2. Nhận biết 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể
2.1 Mắt mờ như có màng sương che phủ trước mắt
Ở giai đoạn đầu, bệnh đục thủy tinh thể rất ít khi làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Đôi khi, người bệnh sẽ có cảm thấy mọi vật hơi mờ đi giống như có màn sương mỏng che mắt. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ tăng dần theo thời gian, màng mờ sẽ ngày càng dày lên và làm cho mọi vật mờ đi rõ rệt.
2.2 Cảm giác khó nhìn vào ban đêm
Khi thủy tinh thể tiến triển nhanh sẽ làm giảm dần tầm nhìn của người bệnh vào ban đêm, gây khó khăn cho việc lái xe nhất là khi gặp ánh đèn xe ngược chiều. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình bị đục thủy tinh thể, hãy cẩn thận khi lái xe về ban đêm vì lúc này tầm nhìn của bạn có thể bị ảnh hưởng.
2.3 Nhìn lóa và chói mắt, nhạy cảm với ánh sáng
Nhìn lóa mắt và chói mắt, nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Ánh sáng chói khiến cho người bệnh có cảm giác đau mắt và khó chịu khi tiếp xúc. Nhạy cảm với ánh sáng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể trước khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
2.4 Người bệnh xuất hiện quầng sáng ở mọi nơi
Đục thủy tinh thể có thể khiến nhiễu ánh sáng đi vào mắt. Điều này sẽ gây ra các vầng sáng xung quanh bóng đèn, bóng điện, mặt trời… Quầng sáng này đôi khi sẽ có màu sắc khác nhau. Đây là lý do tại sao những người bị đục thủy tinh thể khi lái xe vào ban đêm trở nên nguy hiểm khi xuất hiện đèn đường hay đèn pha xe chiếu vào mắt.
2.5 Phải thay kính mới liên tục
Nếu phải thường xuyên thay đổi độ kính, có thể bạn đang bị đục thủy tinh thể. Bởi lẽ, việc thay kính mới không thể khắc phục được việc giảm thị lực. Lúc này, bạn cần đi khám để được tư vấn và phát hiện bệnh sớm.
Nếu phải thường xuyên thay đổi độ kính, có thể bạn đang bị đục thủy tinh thể
2.6 Mọi vật khi nhìn đều có màu nâu vàng
Dấu hiệu của đục thủy tinh thể dễ dàng nhận biết nhận biết là khi nhìn, mọi vật đều có màu nâu vàng.
Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng, protein co cụm lại thành từng đám khiến cho thủy tinh thể của bạn chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu. Do đó, khi bạn nhìn mọi vật gần như đều có màu nâu vàng sẫm giống như đang đeo mắt kính râm, bệnh làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của người bệnh.
2.7 Nhìn sự vật thành hai, thành ba
Nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể có thể khiến cho bạn nhìn sự vật thành hai, ba thậm chí là nhiều hơn nữa. Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng thì triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến hiện tượng này: u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ…
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp giảm thị lực đều là do đục thủy tinh thể gây ra, nhưng khi gặp một hoặc nhiều hơn 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể kể trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán kịp thời, từ đó có những biện pháp phòng ngừa làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ mù lòa cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Suy giảm thị lực: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi gặp một hoặc nhiều hơn 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể kể trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán kịp thời,
3. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?
Với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm: Người bệnh có thể đeo kính, dùng kính lúp hoặc nên bổ sung ánh sáng tốt khi làm việc.
Người bệnh sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật khi:
– Đục thủy tinh thể gây giảm thị lực và cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như: lái xe, đọc sách, xem tivi…
– Dự báo phẫu thuật nhằm cải thiện thị lực.
– Điều trị các bệnh đáy mắt như: võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc.
– Nếu người bệnh bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ sẽ không tiến hành phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Khoảng cách của hai lần phẫu thuật sẽ khoảng cách nhau từ 2 đến 4 tuần.
>>>>>Xem thêm: Võng mạc mỏng nhất ở đâu và cách bảo vệ võng mạc mắt
Nếu người bệnh bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ sẽ không tiến hành phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy có các dấu hiệu đục thủy tinh thể, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để tránh các nguy cơ và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật mắt đã có những bước cải tiến rất lớn, do đó, việc điều trị sẽ đem lại kết quả nhanh chóng, an toàn và ít xảy ra biến chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.