Nhức răng là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Nhức răng là một tình trạng thường gặp và bị gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những phương pháp điều trị nhức răng dựa vào các dấu hiệu nhận biết để bạn có thêm thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé.

Bạn đang đọc: Nhức răng là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?

1. Nhức răng sau khi ăn

1.1 Nguyên nhân

Sau khi ăn những thực phẩm quá nóng hay lạnh, nếu bạn xuất hiện những cơn nhức răng thì chứng tỏ răng bạn đang gặp hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ. Lý do cho tình trạng này có thể do men răng đã bị mài mòn, tụt nướu, ăn những thực phẩm có tính axit cao hoặc sử dụng những loại bàn chải lông quá cứng, không có kích thước phù hợp với khoang miệng.

Nhức răng là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ khiến cho răng men răng bị tổn thương và răng bị đau nhức, vì vậy hãy bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

1.2 Cách điều trị

– Chải răng thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa tình trạng mảng bám tiếp tục phá hủy men răng.

– Lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp để tránh làm tổn thương răng và nướu.

– Dùng những loại kem đánh răng chuyên biệt dành riêng cho răng nhạy cảm.

– Lưu ý về chế độ ăn uống: Không ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, có tính axit cao, thực phẩm cứng,…

– Trường hợp tình trạng ê buốt không cải thiện sau khoảng 1 tuần, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Nhức răng hàm

2.1 Đau nhức kéo dài

Nếu tình trạng đau nhức răng hàm kéo dài, thì có 3 nhóm nguyên nhân phổ biến sau thường gặp;

Có dị vật mắc ở kẽ răng

Giữa răng hàm và các răng lân cận có thể tồn tại kẽ răng. Nếu sau khi ăn uống xong nhưng không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn từ những vụn thức ăn sẽ khiến cho nướu bị sưng, gây ra tình trạng đau nhức răng hàm. Cách điều trị rất đơn giản, bạn hãy dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn ra và theo dõi hàng ngày xem triệu chứng đau có thuyên giảm không.

Tìm hiểu thêm: Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Nhức răng là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Nếu sau khi ăn uống xong nhưng không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn từ những vụn thức ăn sẽ khiến cho nướu bị sưng, gây ra tình trạng đau nhức răng hàm

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen không tốt bạn cần khắc phục vì nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Khi hai hàm răng nghiến chặt với nhau sẽ tạo áp lực và khiến men răng tổn thương, gây nên tình trạng đau nhức. Tình trạng này có thể cải thiện bằng liệu pháp tâm lý để giúp thư giãn hơn hoặc làm miếng bảo vệ răng khi ngủ.

Áp xe răng

Một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng hàm kéo dài có thể là do bị áp xe răng. Khi bị áp xe răng, răng sẽ bị nhiễm trùng từ bên trong và vi khuẩn đã lây lan đến chân răng hàm, phát triển và gây đau nhức. Để xử lý được tình trạng này, bạn có thể sử dụng nước ấm súc miệng, đến thăm khám nha sĩ để điều trị, uống một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc thực hiện phương pháp khác như: chữa tủy răng, cấy ghép implant… tùy theo mức độ áp xe.

2.2 Đau nhức chân răng

Nếu bạn có cảm giác đau nhức ở phần chân răng thì khả năng cao là do răng khôn mọc. Răng khôn là những răng mọc ở phần cuối hàm, gây đau nhức và ê buốt cho bệnh nhân khi nó phát triển. Có nhiều phương pháp điều trị răng khôn khác nhau tuy nhiên nhổ răng khôn là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo thực hiện để loại bỏ triệt để những biến chứng mà loại răng này gây ra. Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là nhổ răng khôn truyền thống và nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.

3. Nhức răng nhói lên từng đợt

Nếu xuất hiện cơn đau nhói, có dấu hiệu sưng ở nướu, sưng phần mặt gần răng đau và chảy máu thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng răng nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ gây ra các bệnh về nướu, viêm nha chu,…Để điều trị dứt điểm, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và kê đơn thuốc kháng sinh giúp giảm tình trạng viêm sưng. Trường hợp bệnh có diễn tiến nặng hơn, đã cạo vôi răng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ thực hiện các phẫu thuật khác để can thiệp.

Nhức răng là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm khi bị sâu răng lỗ to

Cạo vôi răng giúp điều trị hiệu quả tình trạng răng đau nhức và ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng hiệu quả

4 Nhức răng nhói lên bất ngờ

Khi răng bị tổn thương, vi khuẩn tấn công dẫn đến sứt mẻ, sâu răng hoặc tụt nướu, tình trạng răng bị đau nhức và nhói lên bất ngờ sẽ xuất hiện. Để điều trị được bệnh lý này, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp: trám răng, điều trị tủy và nhổ răng (nhổ răng là phương pháp cuối cùng được thực hiện khi đã cân nhắc điều trị các phương pháp khác nhưng không có hiệu quả).

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng nhức răng qua các dấu hiệu nhận biết. Nhức răng không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *