Những điều nên làm trong quá trình điều trị bệnh parkinson

Bệnh Parkinson xuất hiện điển hình với các triệu chứng như: run tay, đi lại vận động khó khăn. Càng tiến triển nặng thì bệnh càng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu được điều trị tốt người bệnh này cũng có thể duy trì cuộc sống kéo dài. Vậy cần chú ý và nên làm gì để phục vụ quá trình điều trị bệnh Parkinson hiệu quả? Bạn có thể hiểu rõ hơn qua bài viết này

1. Tìm hiểu về Parkinson

Parkinson được đánh giá là một bệnh lý dạng thoái hóa mãn tính tiến triển và gặp nhiều ở người cao tuổi. Thực tế hiện nay cho thấy ngoài Parkinson cũng có khá nhiều người có dấu hiệu bệnh tương tự vậy.

Hội chứng này thường xuất hiện bởi nhiều tác động như: thoái hóa thần kinh, nhiễm khuẩn (viêm não), nhiễm độc (lạm dụng thuốc an thần), do chấn thương, tổn thương mạch máu não. Đến hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân chính trực tiếp gây ra bệnh.

Tuy nhiên hội chứng này cũng được nghiên cứu bao gồm 4 nhóm chính:

– Parkinson vô căn: là nhóm không thể xác định rõ nguyên căn của bệnh.

– Parkinson kèm theo thoái hóa hệ thống.

– Parkinson mạch máu: đây là nhóm liên quan đến khả năng dẫn truyền máu lên não. Trường hợp gặp nhiều ở đối tượng người cao tuổi bị tiểu đường, đột quỵ nhẹ.

– Parkinson do thuốc: là sau khi dùng một số loại thuốc riêng biệt trong điều trị. Điển hình phải nói tới thuốc điều trị về tâm thần phân liệt và dopamine.

2. Những triệu chứng điển hình của bệnh lý

Đối với hội chứng này, giai đoạn đầu người bệnh sẽ thấy xuất hiện: đau cơ, mệt mỏi, khó khăn trong việc thực hiện các động tác, rối loạn chữ viết, trầm cảm. Ngoài ra cũng có một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tay chân run rẩy và khó kiểm soát.

Ba dấu hiệu được cho là điển hình ở hội chứng Parkinson mà chúng ta cần biết rõ đó là:

– Run ở vùng môi, lưỡi và ngọn chi. Run thường sẽ khu trú bên trong cơ thể trong thời gian dài khoảng vài năm, nó có thể mất đi khi vận động nhưng sẽ tái diễn lại sau đó. Thường sẽ tăng run khi xúc động. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại không xuất hiện run.

– Hiện tượng cứng đơ. Đây được xem là triệu chứng khá rõ nét.

– Hạn chế vận động: mất dần các động tác tự nhiên trên cơ mặt. Có thể mất đi cả những biểu lộ cảm xúc và ít chớp mắt.

Biểu hiện điển hình của Parkinson

Khó khăn trong đi lại, tay chân run rẩy là một trong những biểu hiện điển hình của Parkinson

Một vài các triệu chứng khác cũng có thể kể tới (tuy nhiên xuất hiện không quá đặc trưng) như:

– Loạn cảm giác đau đớn.

– Đứng ngồi không yên, nóng nực.

– Hạ huyết áp, loạn thị.

– Dễ rơi vào trạng thái hoang tưởng.

Trong hội chứng Parkinson hiện nay chưa có các xét nghiệm đặc hiệu riêng cho bệnh. Theo nghiên cứu thì bệnh thường có 5 giai đoạn tiến triển như:

– Giai đoạn 1: Xuất hiện một vài dấu hiệu trên 1 bên cơ thể. Tuy nhiên chưa ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày.

– Giai đoạn 2: Triệu chứng xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể. Người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng.

– Giai đoạn 3: Các hoạt động sinh hoạt dần hạn chế do khó khăn trong việc nắm giữ đồ vật.

– Giai đoạn 4: Dần bị suy giảm chức năng đi lại, cần có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị.

– Giai đoạn 5: Bệnh nhân không còn tự chủ và đi lại được phải ngồi xe lăn.

3. Bệnh Parkinson có chữa được dứt điểm không?

Những triệu chứng mà Pakinson mang lại được xem là rào cản khá lớn cho cuộc sống và công việc thường ngày của người bệnh. Nó được đánh giá là bệnh lý có tính chất diễn biến trong nhiều năm dài. Hiện nay vẫn chưa thể tìm ra biện pháp để điều trị bệnh Parkinson dứt điểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì có thể kiểm soát bệnh. Thực tế là các bệnh nhân khi tuân thủ theo đúng hướng dẫn phác đồ của bác sĩ đều duy trì được cuộc sống và công việc trong thời gian dài. Đặc biệt các loại thuốc sử dụng cho bệnh lý này cũng có khả năng cải thiện triệu chứng khá tốt.

4. Những điều nên làm đối với người bệnh Parkinson

Mặc dù chưa có phương pháp và cách điều trị cụ thể đối với hội chứng này. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống bằng các biện pháp giúp tăng cường thể chất và tinh thần. Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của bác sĩ, người bệnh cần giữ một tinh thần lạc quan và thực hiện theo các điều sau để có được kết quả tốt trong điều trị bệnh Parkinson.

4.1. Gắn kết với bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh Parkinson

Bác sĩ có thể thăm khám và kê đơn một hoặc nhiều loại để điều trị các triệu chứng khác nhau. Phối hợp của bệnh nhân là điều vô cùng quan trọng, vì với mỗi trường hợp bệnh sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. Ở một vài người thì nguy cơ của tác dụng phụ còn vượt qua cả lợi ích thuốc mang lại. Vậy nên bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ. Bệnh nhân cũng cần đánh giá để chọn ra loại thuốc phù hợp với cơ thể và sức khỏe bản thân.

Gắn kết và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh Parkinson

Gắn kết và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh

4.2. Trị bệnh Parkinson gắn với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập

Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh Parkinson không nhất thiết phải ăn kiêng hay chạy theo các chế độ ép cân quá đà. Điều cần thiết đó là xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh. Việc ăn uống lành mạnh còn giúp hệ xương khớp cải thiện và tránh được nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh cũng là một hiệu pháp tốt trong điều trị bệnh Parkinson

Cần bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và lành mạnh trong quá trình điều trị bệnh Parkinson

Các nghiên cứu về hội chứng Parkinson liên tục đưa ra các báo cáo rằng luyện tập thể dục thường xuyên giúp quá trình điều trị của bệnh nhân đáp ứng tốt hơn. Bạn nên tập thể dục ngoài trời thay vì không gian kín, điều này sẽ giúp cơ thể và tâm lý thoải mái. Các bộ môn như: đi bộ, tango, thái cực quyền,… giúp giảm căng thăng trong não bộ người bệnh rất tốt.

4.3. Tham gia các khóa trải nghiệm lâm sàng

Việc tham gia vào các cuộc khám thử nghiệm lâm sàng giúp khả năng tự chăm sóc và quan tâm bản thân được đề cao. Đây cũng được xem là cách giúp ích nhiều cho điều trị bệnh Parkinson. Đã có rất nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng có nhiều tiềm năng và mức độ chi phí hợp lý. Tuy nhiên hiện nay có khá ít người bệnh đồng ý chấp nhận phương pháp này.

4.4. Gắn kết và chia sẻ cùng các bệnh nhân khác

“Nhóm” không chỉ nói riêng người bệnh và bác sĩ mà còn có cả các chuyên viên vật lý trị liệu. Đã có nhiều bệnh nhân Parkinson thấy được tầm quan trọng của việc kết nối này. Kể cả khi bệnh tiến triển khá sớm thì “nhóm” này sẽ giúp bạn thiết lập lịch trình theo dõi và chương trình luyện tập hợp lý.

Điều trị bệnh Parkinson dứt điểm với hội chứng này là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên người bệnh vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế mọi người cần chú ý và quan tâm đến cơ thể hơn.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *