“Tại sao người khác được chụp lâu mà chụp cho tôi nhanh vậy?”. Bài viết dưới đây sẽ lý giải cho thắc mắc này dựa vào các thông tin về quy trình chụp MRI, các yếu tố tác động tới thời gian chụp.
Bạn đang đọc: Quy trình chụp MRI kéo dài bao lâu?
1. Chụp MRI diễn ra như thế nào?
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, cho ra hình ảnh sắc nét và có khả năng tái tạo cấu trúc 3D. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán những khu vực mô mềm khó như não, tủy sống, mạch máu.
1.1. Quy trình chụp MRI
– Bước 1: Làm hồ sơ, khai thác tiền sử bệnh để đảm bảo người bệnh có đủ điều kiện thực hiện chụp MRI.
– Bước 2: Thay đồ và loại bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể.
– Bước 3: Nằm lên máy theo tư thế thoải mái nhất và thực hiện theo các hướng dẫn của kỹ thuật viên/ bác sĩ. Khi chụp đến vùng bụng và ngực thì kỹ thuật viên sẽ yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn để không tạo dao động, cho ra hình ảnh sắc nét nhất.
– Bước 4: Hết thời gian chụp MRI, người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường.
1.2. Lưu ý trong quy trình chụp MRI
Để quy trình chụp MRI diễn ra thuận lợi, an toàn, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn từ kỹ thuật viên/ chuyên viên y tế. Cụ thể:
– Trước khi chụp: Thay trang phục thoải mái và tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh từ tính. Các trường hợp đang mang thai, mắc bệnh mạn tính (hen suyễn, gan, thận,…), dị ứng thuốc cản quang, mới thực hiện phẫu thuật, sử dụng máy trợ thính, có răng giả cần thông báo lại với bác sĩ. Ăn uống không ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI, vậy nên người bệnh không cần để bụng rỗng như các chỉ định khác.
– Trong khi chụp: Giữ cơ thể nằm im bất động và chỉ điều chỉnh nhịp thở theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Sau khi chụp: Người bệnh tỉnh táo và có thể trở về nhà ngay sau khi chụp MRI. Chỉ số ít bệnh nhân cảm thấy bị choáng nhẹ sau khi kết thúc quy trình chụp MRI và cần được nghỉ ngơi.
TCI cung cấp tai nghe giúp giảm thiểu tiếng ồn khó chịu trong khi chụp MRI
2. Thời gian chụp MRI trong bao lâu?
Chờ đợi lâu là tâm trạng thường gặp ở nhiều người bệnh đang chờ tới lượt vào chụp cộng hưởng từ. Thực tế cho thấy, thời gian chụp MRI là không cố định vì còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Bộ phận cần chụp, sự hợp tác của người bệnh và chẩn đoán bệnh.
Trong đó, bộ phận chụp MRI đóng vai trò quyết định thời gian chụp của mỗi ca bệnh. Một trình chụp được cài đặt sẵn cho mỗi bộ phận được cấu thành bởi nhiều xung khác nhau. Khi đó, mỗi xung có một mức tín hiệu riêng, đóng vai trò tạo nên đặc điểm hình ảnh đặc trưng của từng bộ phận trong vùng cần chụp.
Cũng vì bản chất và cách tạo ảnh của mỗi xung là khác nhau, dẫn đến thời gian chụp từng bộ phận có sự chênh lệch thời gian nhất định. Hiểu đơn giản, có những xung chụp chỉ trong một vài phút, cũng có những xung đặc biệt đòi hỏi mất đến 20 phút cho một lần chụp. Thời gian chụp MRI cho từng bộ phận được ước tính cụ thể như sau:
– Chụp sọ não – mạch máu não: 10 – 15 phút
– Chụp cột sống cổ, thắt lưng: 10 – 15 phút
– Chụp ổ bụng: 20 – 25 phút
– Chụp tiểu khung: 20 phút
– Chụp các khớp: 15 phút
– Chụp toàn thân: 40 – 60 phút
Bên cạnh đó, chẩn đoán bệnh trong quá trình chụp có thể ảnh hưởng đến tổng thời gian chụp cộng hưởng từ. Đối với những trường có bệnh lý phức tạp như chẩn đoán u, phân biệt u lành tính – u ác tính, phát hiện thêm tổn thương mới trong quá trình chụp,… thì bác sĩ cần hội chẩn trực tiếp, đưa ra chẩn đoán ngay lúc chụp và chỉ định chụp thêm xung nhằm đưa ra kết luận bệnh chính xác. Chính vì vậy, thời gian chụp có thể kéo dài hơn so với dự tính ban đầu.
Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình chụp có ảnh hưởng nhất định đến tổng thời gian thực hiện kỹ thuật này. Trước khi bắt đầu, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn nằm im, bất động và thở ra hít vào theo hướng dẫn. Nếu người bệnh hợp tác theo đúng hướng dẫn thì thời gian chụp MRI sẽ được đảm bảo. Đối với trường hợp cần tiêm thuốc cản quang để xác định chính xác tổn thương, ca chụp có thể kéo dài thêm 10 – 15 phút.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày và 5 bệnh lý có thể phát hiện
Kỹ thuật viên hướng dẫn trước khi tiến hành chụp MRI
3. Lợi ích khi sử dụng phương pháp chụp MRI
Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tái tạo cấu trúc 3D và cho ra hình ảnh sắc nét. Điều này rất có ý nghĩa cho việc chẩn đoán những bộ phận mô mềm, khó như não, tủy sống, mạch máu. So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang hay CT, thì MRI đã khắc phục được một số nhược điểm, trong đó có tính ứng dụng cao đối với mọi đối tượng.
Một số lợi ích từ phương pháp chụp cộng hưởng từ có thể liệt kê như sau:
– Chụp MRI sử dụng sóng từ trường thay cho tia X, vậy nên bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ. Kỹ thuật này cũng được đánh giá cao về mức độ an toàn đối với sức khỏe người bệnh.
– Chụp MRI cung cấp hình ảnh đa mặt phẳng, dễ dàng tái tạo cấu trúc 3D, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát mọi ngóc ngách, không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
– Hình ảnh thu nhận có độ phân giải cao nhất trong số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đang được ứng dụng hiện nay.
– So với X-quang và CT, chụp MRI có thể kiểm tra được những điểm bất thường sau các lớp xương, mạch máu,… nhờ đó giúp sàng lọc sức khỏe một cách toàn diện.
– Các hình ảnh chụp bộ phận mô mềm như gan mật, não, thần kinh được tái hiện chi tiết và rõ ràng hơn các phương pháp khác. Đây cũng là lợi thế giúp MRI có thể chẩn đoán được khối u trong giai đoạn đầu hình thành bệnh.
Song song với các lợi ích trên, phương pháp chụp MRI còn tồn tại một số vấn đề như giá thành cao, thời gian chụp lâu hơn các công nghệ chẩn đoán hình ảnh khác, và không phù hợp với những người mắc hội chứng sợ không gian kín.
Với mong muốn đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng cao của người dân, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã ứng dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI vào chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, TCI còn sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, máy móc được nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên Thế giới. Kết thúc quy trình chụp MRI, trực tiếp bác sĩ sẽ đọc kết quả cho người bệnh và đưa ra hướng xử trí phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Chụp X quang phổi được thực hiện khi nào?
Trực tiếp bác sĩ đầu ngành đọc kết quả chụp MRI và đưa ra hướng xử trí phù hợp