Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tiền liệt tuyến (có ở nam giới). Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, giúp đánh giá tình trạng tổn thương hoặc dị dạng (nếu có), phát hiện các bệnh lý ở hệ tiết niệu từ đó có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.
Bạn đang đọc: Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết
1. Hệ tiết niệu ở trẻ em là gì? Gồm những bộ phận nào?
Hình ảnh hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu là cơ quan giúp cơ thể đào thải ra môi trường những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ quá trình lưu thông máu.
Hệ tiết niệu gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang, 1 niệu đạo và tiền liệt tuyến (có ở nam giới).
Trong đó:
- Thận giữ chức năng điều hòa thể tích và thành phần máu, điều hòa huyết áp , pH và đường huyết, sản xuất 2 hormone và bài tiết chất thải vào nước tiểu.
- Niệu quản giúp vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang.
- Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu và tống xuất nước tiểu xuống niệu đạo.
- Niệu đạo là nơi giúp đào thải nước tiểu ra bên ngoài.
2. Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ em là như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chụp cộng hưởng từ là gì?
Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ em giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý đường tiết niệu để có biện pháp điều trị và xử trí sớm.
Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ em là kỹ thuật khảo sát các bộ phận thuộc cơ quan tiết niệu thông qua máy siêu âm đầu dò.
Nguyên tắc hoạt động của máy siêu âm: hoạt động dựa trên nguyên lý định vị bằng sóng siêu âm. Khi siêu âm bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò tỳ sát lên da “di trên da” của trẻ. Đầu dò này có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm. Sau khi phân tích các tín hiệu phản hồi bằng phần mềm, thuật toán xử lý ảnh, kết hợp với các thông tin để xây dựng và tái tạo ra hình ảnh siêu âm mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình.
cho hình ảnh tổng quan về các bộ phận này. Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ thực hiện, chi phí thấp, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà bằng mắt thường khó có thể nhìn thấy được.
3. Những ưu điểm khi siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ
Siêu âm là phương pháp thăm dò “đắc lực” nhu mô thận và khoang quanh thận, kỹ thuật tốt nhất để khám tiền liệt tuyến. Siêu âm Doppler giúp nghiên cứu các mạch máu thận, vận tốc dòng máu, tìm các chỗ hẹp. Siêu âm Doppler màu để thấy rõ hơn các mạch máu trong cấu trúc và chiều dòng máu. Siêu âm 3 chiều, 4 chiều lợi ích chủ yếu để bổ sung khi khám thai nhi.
3.1 Kỹ thuật khảo sát
Siêu âm giúp đánh giá được toàn bộ đường tiết niệu, mức độ ứ nước thận (Độ I – Dãn bể thận. Độ II – Dãn bể thận và một số đài thận. Độ III – Dãn tất cả các đài thận. Độ IV – Độ III và chủ mô thận mỏng), nang thận, bàng quang, niệu quản,.. thông qua các biểu hiện nghi ngờ mà bằng mắt thường khó có thể nhận định chính xác được. Giúp chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
3.2 Tầm soát dị dạng hệ tiết niệu trước và sau sinh
Phát hiện những bệnh lý dị dạng đường tiết niệu:
- Thận: vị trí, kích thước, số lượng, loạn sản đa nang, khúc nối bể thận – niệu quản,…
- Niệu quản
- Bàng quang: viêm bàng quang, rò bàng quang tiêu hóa
- Niệu đạo
Đặc biệt đối với bệnh lý về thận. Vai trò của siêu âm:
- Đánh giá kích thước thận, sự phân biệt tủy – vỏ
- Lắng cặn vôi thận (lắng vôi vỏ thận, lắng vôi tủy thận)
- Sỏi thận
- Viêm đài bể thận
- Ứ nước thận
- Nang thận
3.3 Một số ưu điểm khác
- Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp
- Hiệu quả tốt
- Có thể thực hiện tại giường bệnh
- Có thể tái khám nhiều lần
- Không có hại cho sức khỏe
- Có thể xem được hình thái thận theo 3 chiều không gian, thấy được các khối u ở nhu mô, có thể phân biệt được khối đặc hay khối lỏng, có thể thấy được khoang quanh thận.
- Siêu âm có thể thấy niệu quản đoạn đầu sát bể thận và đoạn niệu quản thành bàng quang.
- Siêu âm thấy thành bàng quang, lòng bàng quang, qua bàng quang có thể thấy được tiền liệt tuyến.
4. Hạn chế của siêu âm hệ tiết niệu
- Phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ siêu âm
- Phụ thuộc vào chất lượng máy siêu âm
- Phụ thuộc vào người bệnh (vóc dáng, hợp tác)
- Siêu âm không thấy được đài bể thận niệu quản khi không giãn. Không đánh giá được chức năng thận.
5. Những phương pháp chẩn đoán hệ tiết niệu khác
>>>>>Xem thêm: Điều cần biết về phương pháp chụp MRI sọ não
Chụp ct hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang
- Phim hệ tiết niệu không chuẩn bị: Hay còn gọi là chụp X quang hệ tiết niệu không tiêm thuốc cản quang (chụp x quang thường). Chụp thẳng từ Dxii đến hết khớp mu và chụp nghiêng để chẩn đoán phân biệt sỏi thận, sỏi mật, hạch mạc treo đóng vôi, vôi hóa tụy tạng.
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch: chụp x quang có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch nhằm khảo sát hình thái chức năng thận, chẩn đoán bệnh lý tiết niệu.
- Chụp cắt lớp vi tính CT (CLVT): thăm dò hệ tiết niệu thông qua hình ảnh nhiều lớp cắt, có thể dựng hình để xác định các trường hợp thạn đôi, niệu quả đôi, thận lạc chỗ, thận móng ngựa. Người bệnh nếu không bị dị ứng có thể tiêm thuốc cản quang để cho kết quả chụp CT được rõ nét và chính xác. Người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang sẽ không được tiêm thuốc cản quang khi chụp (chụp CT thường). Trường hợp thuốc cản quang gây tổn thương thận có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp, hầu hết chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh lý thận trước đó.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Không sử dụng tia X, tương đối an toàn, có thể áp dụng được với những bệnh nhân bị suy thận, có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang. Độ phân giải mô mềm của khi chụp MRI giúp đánh giá được khối bướu thận, đáy chậu, các tạng vùng chậu, khảo sát di căn hạch bạch huyết. Thể hiện được hình ảnh mạch máu không cần dùng kỹ thuật xâm lấn. Ngoài ra chụp cộng hưởng từ hệ tiết niệu còn khảo sát được u tuyến tiền liệt, u tuyến thượng thận, các bệnh lý sa tạng vùng chậu.
- Các kỹ thuật chụp nhuộm trực tiếp
- Chụp động mạch thận
Hiện nay, siêu âm và chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị là 2 phương pháp đầu tiên được ứng dụng để kiểm tra hệ tiết niệu do đặc tính dễ thực hiện, cho kết quả nhanh chóng, người bệnh không phải chuẩn bị gì. Chụp X quang có tiêm thuốc cản quang chống chỉ định với bệnh nhân bị dị ứng và ngày càng “lu mờ” trước những ưu thế của chụp cắt lớp vi tính CT. Chụp cộng hưởng từ MRI cũng có nhiều ưu điểm những giá thành khá cao, các bác sĩ chỉ đưa ra chỉ định khi thực sự cần thiết.
Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nào là tốt nhất, tối ưu nhất và phù hợp nhất với tình hình sức khỏe của trẻ. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các phương tiện chẩn đoán tiên tiến để cho kết quả chính xác.