Hóc dị vật là một trong những hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ với nhiều nguy cơ xấu. Hiện tượng này có thể khiến trẻ chảy máu niêm mạc, viêm nhiễm hệ hô hấp và biến chứng nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần trang bị cách cấp cứu khi bé hóc dị vật đường thở để có thể nhanh chóng xử trí và giúp trẻ tránh những mối đe dọa từ vấn đề này. Hãy cùng TCI tìm hiểu về những cách cần thiết này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sơ lược cấp cứu khi bé hóc dị vật đường thở
1. Giải mã vấn đề trẻ hay bị dị vật đường thở
Trẻ em là đối tượng cần được theo sát, bảo vệ và hướng dẫn trong quá trình học hỏi về thế giới. Trong đó, độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi được coi là thời điểm học hỏi nhiều nhất của trẻ. Trong những vấn đề đó, có cả việc ăn uống. Dù cha mẹ luôn cố gắng đề phòng những nguy hiểm cho con, nhưng tình trạng trẻ bị hóc khá phổ biến. Nguyên nhân bé bị hóc là do:
– Trẻ chưa mọc răng nên không thể nhai cũng như nghiền nát thức ăn cứng cũng như phát hiện dị vật trong đồ ăn. Do đó, các bé thường có xu hướng nuốt luôn những gì cha mẹ cho ăn. Trong trường hợp đồ ăn của trẻ có vật cứng và dị vật, thì trẻ hoàn toàn có thể bị hóc.
– Việc nhai và nuốt của trẻ chưa thuần thục, do đó dễ bị nghẹn và hóc hơn so với người lớn.
– Các bé có thói quen nhặt những đồ xung quanh và cho lên miệng một cách vô thức. Nếu cha mẹ không biết để ngăn chặn việc này, hoặc lấy dị vật ra nhanh, thì bé sẽ rất dễ bị hóc.
– Thói quen của nhiều người lớn khi cho trẻ ăn đó là làm trẻ cười. Nhiều trẻ cũng thường nô đùa khi đang ăn. Đây là tình huống dẫn đến việc hóc ở trẻ khá phổ biến.
– Cho trẻ vừa ăn vừa uống nước cũng làm giảm khả năng nhai và nhận thức dị vật của trẻ. Từ đó khiến trẻ dễ bị dị vật đường thở hơn.
Hóc dị vật dễ xảy ra ở trẻ nhỏ
2. Làm thế nào để nhận biết bé bị hóc dị vật đường thở
Vấn đề hóc dị vật ở người lớn khá rõ ràng, vì chúng ta có thể gọi tên cảm giác và nhận biết hiện tượng này qua kinh nghiệm. Còn với các bé, đặc biệt là những trẻ chưa biết nói, cha mẹ cần chú ý để nhận biết con bị hóc dị vật qua các biểu hiện của trẻ. Đó là khi trẻ quấy khóc bất ngờ khi đang ăn hoặc khi đang tự chơi. Hóc dị vật khiến trẻ khó chịu. Tình trạng ho nhiều là phản ứng tự nhiên nhằm đẩy dị vật khỏi họng miệng cho trẻ. Trẻ cũng có biểu hiện nôn trớ do dị vật gây nghẹn. Khi này, trẻ thường có phản ứng đưa tay lên khu vực họng miệng như để cào hoặc móc dị vật.
Trường hợp nặng, cha mẹ có thể thấy nước bọt của trẻ có màu hồng. Đó là do hiện tượng dị vật đâm vào thành họng của trẻ và gây chảy máu.
Trong diễn biến nguy kịch, trẻ có thể kèm theo cơn khó thở, mặt mày tím tái, giọng khàn, tắc thở, thậm chí là hôn mê, tử vong vì dị vật bít tắc đường thở.
Cha mẹ cần quan sát nhanh và phát hiện những biểu hiện này của trẻ, nghi ngờ tình trạng hóc và xử lý kịp thời để bảo vệ sự an toàn cũng như mạng sống cho trẻ.
3. Xử trí khi trẻ bị hóc dị vật đường thở
3.1. Những sai lầm khi xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ
Rất nhiều cha mẹ thường xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ theo thói quen mà không biết việc này có thể gây nhiều hệ lụy cho trẻ:
– Cho con ăn cơm, ăn khoai, ăn chuối,… để nuốt dị vật. Điều này không những không giải quyết được tình trạng dị vật đường thở, mà còn khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào các vị trí khác, gây nguy hiểm hơn cho trẻ. Bản thân trẻ cũng sẽ cảm thấy đau hơn khi cố nuốt dị vật như vậy.
– Vuốt lưng hoặc vuốt ngực cho trẻ. Thực tế, thao tác này khá vô ích nếu cha mẹ vuốt nhẹ nhàng. Còn trong tình huống cha mẹ vỗ mạnh, thì dị vật có khả năng đâm sâu vào thành họng hơn, khiến trẻ bị đau hơn. Điều này cũng kèm theo nguy cơ viêm nhiễm vùng họng sẽ diễn tiến nhanh hơn. Do đó, cha mẹ cần đề phòng.
Tìm hiểu thêm: Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh
Cha mẹ thường vuốt lưng trẻ khi bé bị hóc
– Cho con ngậm vitamin C, ngậm chanh, giấm táo hay các đồ chua. Với suy nghĩ các chất gây chua có thể làm mềm dị vật họng, nhiều cha mẹ thường sử dụng cách này. Trong khi đó, cha mẹ không ý thức được việc cho con chữa hóc bằng phương pháp này có thể ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa và niêm mạch trẻ.
– Cha mẹ dùng tay móc họng cố lấy dị vật cho trẻ. Cách này có thể khiến dị vật trong họng trẻ bị đâm sâu hơn, hoặc di chuyển đến vị trí khó xử lý hơn. Bên cạnh đó, những tổn thương trong quá trình dị vật di chuyển cũng sẽ rất rõ ràng với niêm mạc họng của bé.
3.2. Cha mẹ nên làm gì khi con bị dị vật họng?
Với mỗi tình huống, cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ có thể xử lý theo cách khác nhau:
– Với trẻ còn hồng hào, dị vật chưa ảnh hưởng đến đường thở: nếu trẻ đang ho, cha mẹ quan sát xem liệu dị vật họng có bị đẩy ra không. Tuy nhiên, một số trường hợp, ho nhiều khiến trẻ càng bị tổn thương thành họng hơn. Vì thế, không ép trẻ ho để chữa hóc. Nên đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ giúp xử lý tình huống này ở trẻ.
– Nếu trẻ có hiện tượng tím tái khó thở, cha mẹ nên mau chóng gọi cấp cứu hỗ trợ. Trong khi đó, cần tiến hành sơ cứu phù hợp theo tình trạng của trẻ.
+ Trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ thực hiện phương pháp vỗ lưng, ấn ngực đẩy dị vật.
+ Trẻ trên 2 tuổi có thể được thực hiện nghiệm pháp Heimlich để đẩy dị vật.
Trong tình huống trẻ bị hôn mê, ngưng thở, bên cạnh việc gọi cấp cứu, cần tiến hành thổi ngạt chậm hai lần, sau đó mới dùng thủ thuật Heimlich. Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, cần xen kẽ thổi ngạt hoặc vỗ lưng ấn ngực cho tới khi trẻ có thể thở lại được.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai xương chũm – Bệnh lý về tai không thể xem nhẹ
Đưa con thăm khám để được chữa dị vật đường thở đúng cách
Sau khi xử lý bước đầu cấp cứu khi bé hóc dị vật đường thở, cha mẹ vẫn cần đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tránh tình trạng sót dị vật hoặc không xử lý vấn đề thương tổn khu vực hầu họng của trẻ, tạo tiền đề cho các bệnh lý viêm nhiễm phát triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.