Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và cả tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, tình trạng mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những hệ lụy khó lường. Cùng tìm hiểu những tác hại của việc mất ngủ tới sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tác hại của việc mất ngủ tới sức khỏe con người
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người bệnh
Mất ngủ diễn ra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đều khiến người bệnh rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc và dễ tỉnh giấc. Cụ thể, một số nguyên nhân gây mất ngủ có thể kể đến như:
1.1 Môi trường ngủ không đảm bảo
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ. Một phòng ngủ ồn ào, nhiều tiếng động, phòng quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Do đó, tình trạng mất ngủ có thể xảy ra nếu môi trường không đảm bảo các yếu tố về thoải mái, yên tĩnh, mát mẻ…
1.2 Ảnh hưởng từ bệnh lý
Một số bệnh lý có thể khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ, hay thức giấc vào nửa đêm như: viêm họng, cảm lạnh, ho về đêm, tiểu đêm… Khi đó, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra tình trạng thiếu ngủ.
1.3 Chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý, khoa học
Một số người thường có thói quen xấu như: ngủ không đúng giờ, thức khuya để làm việc, đọc sách, lướt điện thoại, xem tivi, tán gẫu… có thể tác động trực tiếp tới giấc ngủ, lâu dần gây thiếu ngủ nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, việc ăn quá no hay uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ cũng khiến người bệnh mất ngủ và thiếu ngủ. Bởi ăn no dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, uống nhiều nước có thể khiến đi tiểu nhiều lần trong đêm. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đó là mất ngủ.
1.4 Sử dụng chất kích thích
Thường xuyên uống rượu, bia, cà phê, trà… hay hút thuốc lá vào buổi tối sẽ làm hệ thần kinh bị kích thích, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon, không sâu giấc.
1.5 Căng thẳng, áp lực
Những người thường xuyên làm việc tăng ca, khối lượng công việc lớn, hay suy nghĩ nhiều trước khi ngủ… hầu hết đều có nguy cơ bị thiếu ngủ. Người bệnh chỉ ngủ ngon và ngủ đủ giấc khi đầu óc được thư giãn, tinh thần thoải mái trước lúc đi ngủ. Ngược lại, thường xuyên căng thẳng, áp lực sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
1.6 Thiếu ngủ do tuổi tác
Thông thường, thiếu ngủ thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Bởi lúc này tình trạng sức khỏe đã sụt giảm đáng kể, cộng với việc thường xuyên sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.
2. Tác hại của việc mất ngủ tới sức khỏe con người
Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ khiến cơ thể người bệnh cảm thấy suy nhược, mệt mỏi mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Dưới đây là những tác hại của tình trạng mất ngủ tới sức khỏe con người:
2.1 Mất ngủ ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp hệ thần kinh luôn hoạt động bình thường. Trong khi đó, tình trạng mất ngủ mạn tính có thể làm gián đoạn hệ thần kinh gửi và xử lý thông tin. Bởi việc mất ngủ làm ngăn chặn hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, từ đó gây suy giảm trí nhớ ở người bệnh. Ngoài ra, người bị mất ngủ cũng sẽ cảm thấy khó tập trung hơn trong khi làm việc, học tập.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mất ngủ làm ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và trạng thái cảm xúc con người. Cụ thể là người bệnh có thể cảm thấy tâm trạng dễ bị thay đổi, mất kiên nhất và làm tác động tới quá trình đưa ra quyết định hay sự sáng tạo.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh còn có thể xuất hiện hiện tượng ảo giác, làm hưng cảm ở những người mắc rối loạn lưỡng cực. Nghiêm trọng hơn, mất ngủ có thể gây ra các rủi ro tâm lý bao gồm: lo lắng, hoang tưởng, có hành vi bốc đồng, ý định tự tử…
2.2 Tác hại của việc mất ngủ tới hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch có chức năng tạo ra các chất bảo vệ, chất chống nhiễm trùng như cytokine và kháng thể trong khi ngủ. Các chất này giúp chống lại những tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kéo dài còn làm ức chế các hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Do vậy, hệ miễn dịch sẽ trở nên dần suy yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân xâm nhập bên ngoài và khiến sức khỏe lâu hồi phục sau bệnh tật.
2.3 Mất ngủ kéo dài có thể tác động tới hệ tiêu hóa
Thiếu ngủ hay mất ngủ là tác nhân gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Nguyên nhân được cho là giấc ngủ có ảnh hưởng tới nồng độ của hai loại hormone là leptin và ghrelin, giúp kiểm soát cảm giác no và đói của cơ thể. Tình trạng mất ngủ kéo dài làm giảm lượng leptin (não biết rằng đã ăn no) và tăng ghrelin (kích thích sự thèm), từ đó gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở người bệnh.
2.4 Tác động tới hệ hô hấp
Hiện tượng rối loạn thở vào ban đêm hay ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Tình trạng mất ngủ vào ban đêm khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và xuất hiện cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh hô hấp hiện có ở người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể như bệnh phổi mạn tính.
Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh cục bộ: phân loại và biểu hiện
2.5 Tác động tới hệ nội tiết
Việc sản xuất hormone trong cơ thể phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng giấc ngủ. Để sản xuất đủ lượng testosterone, người bệnh cần ngủ ít nhất 3 giờ liên tục. Trong khi đó, tuyến yên có vai trò tiết ra hormone tăng trưởng hàng ngày, việc ngủ đủ giấc và rèn luyện thể dục cũng giúp giải phóng hormone tuyến yên. Từ đó mà mất ngủ có thể gây tác hại lên hệ nội tiết đó là làm ảnh hưởng tới việc sản xuất hormone.
Sự gián đoạn này có tác động lớn tới hormone tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì vậy nếu mất ngủ kéo dài có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng và chậm phát triển chiều cao.
2.6 Tác hại của việc mất ngủ tới hệ tim mạch
Mất ngủ kéo dài có thể khiến hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó khiến co mạch máu, tăng huyết áp và tạo gánh nặng cho tim. Hơn nữa, việc ngủ ít cũng làm cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu đến tim mạch.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân Parkinson sao cho tốt?
Có thể thấy, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu mất ngủ mà không thuyên giảm, người bệnh nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.