Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài mà không điều trị, sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là với những người có tiền sử mắc các bệnh nền mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về tim mạch, … Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về tác hại mất ngủ kéo dài để bạn hiểu rõ và từ đó có biện pháp điều trị, cũng như phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Tác hại mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Tác hại mất ngủ kéo dài thật “ghê gớm”
1.1 Tác hại mất ngủ kéo dài nói chung
Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, điều chỉnh stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Mất ngủ kéo dài là căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu mất ngủ kéo dài bạn sẽ dễ bị rối loạn lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, gây trầm cảm, tự kỷ, tăng huyết áp, dễ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
Mất ngủ kéo dài được chẩn đoán khi người bệnh than phiền không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này kéo dài ít nhất là 3 tháng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, rất nhiều người mắc chứng mất ngủ kéo dài do không được điều trị kịp thời và hiệu quả nên đã kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm không lường trước như: khó tập trung trong công việc, không thoải mái hay cáu gắt với những người bên cạnh, chóng mặt, khó giữ thăng bằng, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, trầm cảm, suy nhược thần kinh, … và làm nặng thêm các bệnh nền sẵn có.
1.2 Tác hại mất ngủ kéo dài ở giới trẻ nói riêng
Mất ngủ kéo dài có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Những tác hại của mất ngủ kéo dài sẽ rất nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy trầm trọng hơn so với mất ngủ cấp tính.
Mất ngủ ở người trẻ hiện nay khiến nhiều người bị rối loạn tâm thần và có những hành động tự làm tổn thương mình hoặc người khác như tự sát hoặc sát hại người khác.
Hầu hết người lớn cần ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, mỗi người sẽ nhận biết được mình ngủ đủ giấc hay không nếu không buồn ngủ ban ngày. Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các hậu quả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ sâu giúp cơ thể có điều kiện để điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Và việc điều trị mất ngủ kéo dài tương đối khó so với việc điều trị những rối loạn mất ngủ khác.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh, việc sử dụng điện thoại quá nhiều ở một số bộ phận thanh thiếu niên hiện nay là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng mất ngủ ở giới trẻ. Thậm chí có những bạn trẻ bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài mà căn nguyên sâu xa là do sử dụng điện thoại quá nhiều.
Hoạt động ngủ giúp não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn, ngược lại mất ngủ sẽ khiến não bộ của bạn phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi và lâu dần sẽ làm giảm năng suất làm việc.
Người bị mất ngủ kéo dài thường rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên, lâu ngày có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim,…
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu của chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ
1.3 Tác hại mất ngủ kéo dài ở người lớn tuổi
Theo thống kê, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) so với người ngủ đủ 7-8 giờ.
Có những người lớn tuổi gặp phải tình trạng mất ngủ nhưng chủ quan không đi thăm khám vì nghĩ đây là bệnh thường gặp của tuổi già. Nhưng đến khi bị đột quỵ rồi mới đến viện thăm khám thì các biến chứng nguy hiểm đã xảy ra. Do đó khi có các dấu hiệu thay đổi về sức khỏe của người già, cần phải đưa ngay đến bệnh viện.
2. Biểu hiện của chứng mất ngủ kéo dài
Mất ngủ ở một số người biểu hiện thông qua triệu chứng điển hình nhất là đau đầu. Cơn đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm, khiến người bệnh thêm căng thẳng, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, uể oải cả ngày, giảm tập trung, cơ thể suy nhược,…
Mất ngủ là dạng điển hình nhất trong 3 dạng của chứng rối loạn giấc ngủ gồm mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ngủ nhiều (hay còn gọi là chứng ngủ rũ).
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh cho biết, biểu hiện đau đầu ở người bị mất ngủ kéo dài cũng có sự khác nhau: có người đau đầu ở vùng chẩm, có người thì đau lan tỏa, có người thì cảm thấy nặng đầu,…. và thường kèm theo hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, giảm khả năng làm việc, tâm sinh lý cũng có sự thay đổi. Để hạn chế những tác hại của mất ngủ, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Khám đau đầu Migraine bằng cách nào?
3. Nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài như:
– Thường xuyên bị căng thẳng áp lực
– Thường xuyên thay đổi múi giờ sinh hoạt
– Thói quen ngủ không tốt
– Thói quen ăn uống thiếu khoa học
– Rối loạn tâm thần
– Tác dụng phụ của thuốc
Khi bị chứng mất ngủ kéo dài trước tiên người bệnh cần xem xét thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, tránh căng thẳng, nên bổ sung các nhóm thực phẩm có tác dụng bổ não như quả việt quất, óc chó, hạnh nhân, hạt điều, quả cherry, rau ngải cứu,…
Khi bị mất ngủ kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám, kiểm tra, làm các xét nghiệm chẩn đoán để loại trừ nguyên nhân do các vấn đề ở hệ thần kinh trung ương như u não, viêm màng não, di dạng mạch máu não,… và từ đó bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho người bệnh về chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc sao cho hiệu quả.
Ngoài điều trị mất ngủ bằng tây y, thì các biện pháp như châm cứu, giác hơi, xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập vật lý trị liệu cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ. Nhưng điều quan trọng nhất là cần tìm đúng nguyên nhân gây mất ngủ để có biện pháp điều trị “tận gốc” như vậy mới có hiệu quả lâu dài.