Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng rất phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi sự mất đột ngột các chức năng của não, dẫn tới vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Thực tế, không phải loại tai biến nào cũng giống nhau. Hãy cùng phân loại và tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để nhận diện, phòng tránh các loại tai biến mạch não qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tai biến mạch máu não: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng
1. Các loại tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não thường được chia làm 2 loại chính là: nhồi máu não và xuất huyết não.
1.1 Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ)
Nhồi máu não là tình trạng thiếu máu cục bộ và hoại tử mạch máu não do tắc nghẽn hoàn toàn sự xuất hiện của bởi cục máu đông hay sự lấn át bởi các mảng xơ vữa động mạch. Loại tai biến này rất phổ biến, chiếm 80% các ca bị đột quy.
1.2 Xuất huyết não (Chảy máu não)
Loại đột quỵ này chỉ chiếm 20% các trường hợp đột quỵ nhưng lại vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vọng chủ yếu trong các trường hợp đột quỵ.
Xuất huyết não lại có 2 loại là:
– Xuất huyết nội sọ: Về cơ bản là hiện tượng chảy máu trong chính não khi một động mạch não bị vỡ hoặc rách, khiến máu tràn máu vào các mô xung quanh gây tổn thương hoặc chết các tế bào não. Tình trạng chảy máu có thể này có thể xảy ra trong mô não (xuất huyết nhu mô) hoặc trong hệ thống não thất (xuất huyết não thất).
– Xuất huyết dưới nhện: Tình trạng máu ra bên ngoài mô não nhưng vẫn trong hộp sọ. Chính xác là giữa màng nhện và màng mềm trong cùng của ba lớp màng não bao quanh não.
Đây là cách phân loại đột quỵ não phổ biến nhất. Ngoài ra người ta có thể chia đột quỵ não ra thành nhiều dạng khác nhau dựa vào vị trí tai biến (đột quỵ thân não, đột quỵ tiểu não, đột quỵ vỏ não), mức độ tai biến… nhưng ít được nhắc tới.
2. Nguyên nhân gây tai biến
Mỗi dạng tai biến thường do một số nhóm nguyên nhân nhất định gây ra. Cụ thể:
2.1 Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não dạng nhồi máu
Đối với các trường hợp đột quỵ nhồi máu não, có 5 nhóm nguyên nhân dáng chú ý là:
– Tắc hoặc hẹp các động mạch lớn: Nguyên nhân do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông.
– Tổn thương các động mạch nhỏ: Chủ yếu xảy ra ở các bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường.
– Các bệnh lý tim mạch: Điển hình là rối loạn nhịp tim, bệnh hẹp hở van tim, suy tim…
– Các bệnh lý mạch máu: Một số bệnh mạch máu như bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu… có thể là tác nhân gây hình thành cục máu đông.
– Không rõ nguyên nhân: Có khoảng 1/4 trường hợp đột quỵ nhồi máu não không tìm thấy nguyên nhân.
2.2 Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não dạng xuất huyết não – màng não
Các nguyên nhân gây xuất huyết nội sọ gồm:
– Tăng huyết áp: Huyết áp thường xuyên tăng cao làm tăng áp lực quá mức lên những thành mạch vốn đã suy yếu do xơ vữa động mạch, gây ra tình trạng vỡ, rách.
– Các loại thuốc điều trị tim mạch: Một số loại thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có thể gây tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết.
– Dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Đây là một bất thường trong cấu trúc, khiến động mạch và tĩnh mạch nối thông.
– Bệnh Moya Moya: Loại bệnh đặc trưng bởi sự hẹp tiến triển động mạch cảnh trong sọ và những nhánh gần của nó.
Các nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não dưới nhện:
85% xuất huyết dưới nhện tự phát do vỡ túi phình mạch máu não
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não ăn gì cho tốt, đảm bảo dinh dưỡng
3. Triệu chứng của các loại tai biến mạch não
Các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vài giây đến vài phút, trong hầu hết các trường hợp đều bắt đầu đột ngột và không tiến triển thêm.
Các triệu chứng phụ thuộc vào loại đột quỵ, vùng não bị ảnh hưởng. Theo đó, vùng não bị ảnh hưởng càng rộng thì tình trạng mất các chức năng xảy ra càng rõ nét.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ở các bệnh nhân này gồm:
– Sụp mi, yếu cơ mắt
– Méo, lệch mặt
– Liệt nửa người, thường ở 1 bên
– Vận động, phối hợp các chuyển động trên cơ thể khó khăn
– Khó nói, rối loạn hoặc mất diễn đạt ngôn ngữ
– Thay đổi mùi, vị, giảm một phần hoặc toàn bộ thính giác, thị lực
– Choáng váng, rung giật nhãn cầu
– Đồng tử iảm phản ứng với ánh sáng
– Suy giảm trí nhớ
– Tính tình thay đổi
– Có sự thay đổi nhịp thở, nhịp tim
Trong đó, 5 dấu hiệu đầu tiên là phổ biến nhất. Tuy nhiên các triệu chứng trên cũng có thể không xảy ra hoặc xảy ra trong thời gian rất ngắn rồi biến mất, người bệnh lại trở về cuộc sống bình thường. Đây là tình trạng đột quỵ nhẹ và là tín hiệu quan trọng cảnh báo một cơn đột quỵ thực sự sắp xảy ra.
Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời, tránh những nguy hiểm tới tính mạng.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu điều trị bao lâu thì khỏi?
4. Nhóm đối tượng dễ bị tai biến
Tai biến mạch não có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở những đối tượng sau:
– Bệnh nhân đang bị tăng huyết áp động mạch
– Người bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ. Kiểm soát tốt bệnh này sẽ làm giảm tình trạng đột quỵ thiếu máu não.
– Người mắc các bệnh lý về tim như rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái và phải.
– Người béo phì, rối loạn mỡ máu
– Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia
– Từng bị tai biến thiếu máu não thoáng qua và tiền sử bị đột quỵ
– Người bị hẹp động mạch cảnh
Trong đó, sự trẻ hóa của các bệnh lý và các thói quen không lành mạnh là những yếu tố quan trọng khiến cho người trẻ ngày càng có nguy cơ cao bị đột quỵ. Để phòng ngừa tai biến mạch máu não, bạn nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám nội thần kinh để dự phòng các yếu tố nguy cơ.