Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, không đau và cung cấp hình ảnh chi tiết nhất các cơ quan bên trong cơ thể. Thông qua kết quả chụp không chỉ giúp tầm soát và chẩn đoán sớm các bệnh lý nguy hiểm, mà còn là căn cứ để có phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Tại sao chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện ung thư sớm?
1. Chụp cộng hưởng từ – Phương pháp giúp phát hiện ung thư sớm
1.1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI, đây là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh bên trong cơ thể. Chụp MRI được đánh giá cao trong việc phát hiện sớm ung thư. Bởi kỹ thuật hình ảnh mang tính chính xác và có tính an toàn cao đối với người khám.
Phương pháp này không sử dụng bức xạ ion hóa gây hại của tia X mà vẫn thu lại hình ảnh chính xác. Chụp MRI giúp phát hiện các khối u bất thường ở vùng chụp sọ não, vùng cổ, cột sống, gan mật… và đặc biệt rất hữu ích trong việc phác họa hình ảnh các mô mềm và hệ thần kinh.
Chụp MRI giúp phát hiện các khối u bất thường và đặc biệt rất hữu ích trong việc phác họa hình ảnh các mô mềm và hệ thần kinh.
1.2. Tại sao nói chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện sớm ung thư?
Thực trạng ung thư tại Việt Nam đang bị trẻ hóa một cách nhanh chóng. Đặc biệt đối tượng ở độ tuổi 30-40 đang được báo động. Nếu được phát hiện sớm, có rất nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi như: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sàng lọc có thể phát hiện sớm ung thư như: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết…Tuy nhiên, trong đó phương pháp chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại hàng đầu, giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư. Qua phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện được:
– Khối u thần kinh nội tiết tại tuyến giáp, u tế bào merkel, u tuyến thượng thận.
– Ung thư nguyên phát hay gây di căn ung thư xương: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt…
– Ung thư đường tiêu hóa: Thực quản, túi mật, dạ dày, đại tràng, trực tràng…
– Ung thư đường tiết niệu, sinh dục: Ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô tế bào thận…
Bên cạnh đó chụp MRI còn có tác dụng trong quá trình theo dõi điều trị như phân loại giai đoạn, có phương pháp điều trị phù hợp cho từng giai đoạn. Căn cứ qua kết quả đó có thể đánh giá khối u có ổn định hay có nguy cơ tái phát không, từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp với người bệnh.
2. Ưu điểm của chụp MRI – Những đối tượng nào nên thực hiện phương pháp này?
2.1. Ưu điểm của chụp MRI
Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu với nhiều ưu điểm vượt trội như:
– An toàn với tất cả các đối tượng kể kẻ với đối tượng đang mang thai.
– Chụp MRI được chỉ định sau khi các xét nghiệm cận lâm sàng khác không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh. MRI thường được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh như:
Các vấn đề về cấu trúc tim mạch và mạch máu tổn thương do đau tim hoặc bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu…
Các bệnh về đường tiêu hóa: viêm dạ dày, viêm loét đại tràng…
Các bệnh về gan.
Các bệnh về xương khớp
– Chụp MRI cung cấp hình ảnh chi tiết các cơ quan bên trong cơ thể, cũng như thông tin chi tiết về cấu trúc của khớp, mô mềm và xương. Nhờ đó mà nó rất hữu ích đẻ có thể đánh giá và định hướng trước phẫu thuật.
– Thao tác chụp được thực hiện nhanh chóng, đơn giản. Bạn chỉ mất khoảng 45 – 60 phút là có thể tiến hành thăm khám các bước tiếp theo.
– Kết quả chụp được đánh giá với độ chính xác cao, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chẩn đoán bệnh.
– Hạn chế ảnh hưởng tia xạ tới người bệnh.
– Chất tương phản không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
– Thực hiện chụp mạch mà không cần tiêm thuốc cản quang.
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI não là gì? Vì sao nên chụp MRI não?
Kết quả chụp được đánh giá với độ chính xác cao, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chẩn đoán
2.2. Đối tượng nên thực hiện chụp cộng hưởng từ
Những đối tượng được bác sĩ khuyến khích chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI gồm:
– Người có tiền sử mắc ung thư hoặc có dấu hiệu tiền ung thư.
– Người có nguy cơ mắc viêm gan, xơ gan, hút thuốc lá trong thời gian dài, hoạt động làm việc trong môi trường độc hại.
– Người được chẩn đoán có khối u trong cơ thể, cần xác định vị trí, tính chất, mức độ xâm lấn và tổn thương tới cơ thể…
Tuy chụp MRI được chứng minh là an toàn đối với cả phụ nữ mang bầu. Những phương pháp này vẫn chống chỉ định với một số đối tượng sau:
– Phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn thai kỳ đầu tiên.
– Người mắc một số bệnh lý mạn tính như viêm phổi nặng, suy thận, suy gan, trào ngược dạ dày thực quản…
– Những người có thiết bị kim loại bên trong cơ thể: MRI sử dụng từ trường mạnh nên sự hiện diện của kim loại trong cơ thể có thể gây nguy hiểm nếu bị nam châm hút. Ngay cả khi không bị nam châm hút, các vật thể kim loại cũng có nguy cơ làm biến dạng hình ảnh MRI.
– Nếu trên cơ thể bạn có hình xăm hãy hỏi bác sĩ trước khi thực hiện xem nó có gây ảnh hưởng tới kết quả chụp hay không. Bởi một số loại mực xăm đậm có chứa kim loại sẽ gây bỏng rát da khi chụp bằng phương pháp này.
>>>>>Xem thêm: Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?
Chụp cộng hưởng từ được sử dụng với hầu hết các đối tượng cần tầm soát ung thư
Hiện nay, không ít cơ sở y tế đang triển khai dịch vụ chụp cộng hưởng từ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn cơ sở y tế có trang thiết bị thăm khám hiện đại để kết quả được chính xác. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong các cơ sở có hệ thống máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại hàng đầu. Tại Thu Cúc TCI còn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giúp phát hiện các bất thường trong cơ thể. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn triển khai các gói khám dịch vụ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn có thể tầm soát sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chụp cộng hưởng từ và chủ động tầm soát để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!