Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến hiện nay và tiềm ẩn nguy nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại thường bỏ qua những dấu hiệu của căn bệnh này. Cùng tìm hiểu để biết cách nhận diện và điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não và những điều cần biết để điều trị hiệu quả
1. Thiếu máu não là bệnh gì?
Đây là tình trạng lượng máu được cung cấp lên não không đủ. Điều này dẫn tới thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tế bào thần kinh. Khi đó, hệ thần kinh sẽ có dấu hiệu suy yếu, gây ra nhiều hệ lụy.
Bộ não tiêu thụ đến 15% tổng lượng máu của toàn bộ cơ thể. Chỉ trong 10 giây, nếu không được cung cấp máu, các rối loạn sẽ bắt đầu xảy ra trong mô não. Nếu tình trạng thiếu máu xảy ra quá 4 – 5 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại sẽ không thể hồi phục.
Đáng nói, các dấu hiệu của bệnh ban đầu thường khá nhẹ nhàng nhưng tiến triển rất nhanh. Đôi khi, những cơn choáng đến bất ngờ khiến bạn ngất đi sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.
Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu vùng não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, đột quỵ, xơ hóa não, động kinh, Parkinson,…
2. Bệnh thiếu máu não biểu hiện như thế nào?
Căn bệnh này biểu hiện rất đa dạng tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh. Tuy nhiên phổ biến nhất là các triệu chứng:
2.1 Đau đầu
Đau đầu là một trong những triệu chứng dễ thấy ở những người bị thiếu máu lên não. Lúc đầu, có thể người bệnh chỉ cảm thấy đau nhói ở một điểm hoặc một vùng nhất định. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, cơn đau có thể lan ra khắp đầu. Người bệnh thường xuyên cảm thấy nặng đầu, nhất là khi di chuyển, khi tập trung cao độ. Buổi sáng khi vừa thức dậy cũng là thời điểm dễ xuất hiện những cơn đau đầu do thiếu máu.
2.2 Hoa mắt, chóng mặt, ù tai do thiếu máu não
Do lượng oxy cung cấp không đủ, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh dễ mất thăng bằng, đứng không vững, dễ vấp ngã. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương sọ não và các vấn đề về cơ xương khớp, đặc biệt ở người già. Một số người bệnh có thể còn gặp phải hiện tượng ù tai dù đang ở trong không gian yên tĩnh.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều, làm gì để khắc phục?
2.3 Mất ngủ
Khi mắc bệnh này, người bệnh thường gặp phải những rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Giấc ngủ chập chờn không sâu, thường xuyên tỉnh giấc trong đêm, gần sáng mới ngủ được. Một số người thường gặp ác mộng. Những cơn đau đầu do thiếu máu ở não gây ra cũng khiến giấc ngủ của người bệnh không được trọn vẹn.
Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, giảm hứng thú và tập trung trong công việc. Người bệnh trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt gây ảnh hưởng tới những mối quan hệ xung quanh.
2.4 Suy giảm trí nhớ ở người bệnh thiếu máu não
Do lượng máu cung cấp thiếu hụt, khả năng ghi nhớ của não cũng bị giảm sút. Những người bị bệnh này thường có biểu hiện chậm nhớ, chóng quên. Điều này có thể xảy ra do cả quá trình thoái hóa của các tế bào não.
2.5 Tê chân tay
Thiếu máu não không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ mà còn ảnh hưởng đến sự linh hoạt của các dây thần kinh và hệ thống xương khớp.
Những người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay. Đôi lúc xuất hiện những cơn đau dưới da râm ran như bị kiến bò.
Người bệnh thường đau dọc vai gáy và dọc các xương sườn, lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi.
3. Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu lên não có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nguyên nhân bệnh lý nguyên nhân do lối sống.
Các bệnh lý gây thiếu máu lên não bao gồm:
– Xơ vữa động mạch
– Huyết áp cao
– Co mạch máu
– Chấn thương cột sống
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Đái tháo đường
– Béo phì, rối loạn mỡ máu
– Bệnh lý tim mạch
Bên cạnh đó, bệnh thường xảy ra ở những người có lối sống không lành mạnh như:
– Thường xuyên stress, căng thẳng do lao động trí óc với cường độ cao
– Thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
– Nằm gối quá cao
– Ngồi máy tính quá lâu
– Thường xuyên sử dụng điện thoại
– Ít khi vận động, lười thể dục thể thao
– Ăn nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ
>>>>>Xem thêm: Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?
4. Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu lên não hiệu quả
Việc điều trị căn bệnh này phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân từ bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị hiệu quả, dứt điểm các bệnh tiềm ẩn mới có thể trả lại hoạt động bình thường cho bộ não. Bệnh nhân có thể dùng thuốc, các phương pháp trị liệu, massage,…nhưng đều phải dựa trên những chỉ định, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Còn nếu nguyên nhân đến từ lối sống, người bệnh cần tự giác thay đổi, cụ thể:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi… Những loại thực phẩm này cung cấp lượng omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Hạn chế ăn các loại nội tạng, đồ chiên rán vì chúng có hàm lượng choresterol cao, gây hại cho cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
– Thường xuyên tập thể dục để duy trì cơ thể cân đối, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân
– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân, tránh làm việc với cường độ quá cao
– Khám sức khỏe tổng quát định kì để theo dõi kiểm soát huyết áp và tình trạng mỡ máu
– Khám ngay với bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh hoặc bất cứ bất thường nào của cơ thể
Có thể thấy thiếu máu não là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được bằng lối sống khoa học. Nếu không may mắc bệnh, bạn cần điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để sớm cải thiện tuần hoàn máu não, tránh bệnh tiến triển nặng dẫn tới những hậu quả khôn lường.