Tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và những lưu ý trong điều trị

Hiện nay, bệnh hen suyễn đang có chiều hướng gia tăng số lượng ca mắc bệnh và gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như: khó thở, đau ngực, ho kéo dài… Nhiều người bệnh quan tâm về tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và các lưu ý quan trọng trong điều trị bệnh, chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và những lưu ý trong điều trị

1. Bệnh hen suyễn có điều trị khỏi được không?

1.1 Tiên lượng điều trị khỏi bệnh hen suyễn tùy thuộc vào triệu chứng và biến chứng của bệnh

Bệnh nhân bị hen suyễn có thể gặp phải những triệu chứng về hô hấp như:

– Thường xuyên có cảm giác khó thở, tức ngực, ho… kéo dài và tái phát nhiều lần. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rõ ràng hơn vào sáng sớm hoặc đêm khuya.

– Khó thở theo cơn tạo thành tiếng rít dễ nhận biết, nếu đứng gần bệnh nhân có thể nghe rất rõ. Khó thở kéo dài trong khoảng 5 hoặc 10 phút hoặc lâu hơn, sau đó bệnh nhân có thể khạc ra đờm đặc hoặc ho nhiều hơn.

Tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và những lưu ý trong điều trị

Bệnh nhân hen suyễn có thể cảm thấy khó thở và tức ngực theo cơn đột ngột

Bệnh hen suyễn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có một số biến chứng về nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, xẹp phổi, thậm chí có thể tử vong bởi ngừng hô hấp…

1.2 Tiên lượng điều trị khỏi bệnh hen suyễn như thế nào?

Nhiều bệnh nhân hen suyễn băn khoăn liệu căn bệnh này có điều trị khỏi được hay không. Hiện nay chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu và dứt điểm cho căn bệnh hen suyễn.

Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá hoang mang bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp cho hen suyễn, căn bệnh này có thể được kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu những nguy cơ tiến triển nặng hơn.

Nhờ vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể chung sống với hen suyễn mà ít ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

Một số trường hợp, bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh hen suyễn bởi diễn biến tự nhiên của bệnh như:

– Một số trường hợp có những triệu chứng bệnh khi còn nhỏ nhưng khi trưởng thành sẽ tự biến mất.

– Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở trạng thái nhẹ, nếu hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm kích thích cơn hen có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.

2. Phác đồ chữa trị bệnh hen suyễn phổ biến và hiệu quả

Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị bệnh hen suyễn để có được hiệu quả điều trị đạt cao nhất, trong đó có những phương pháp chữa trị phổ biến như sau:

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc chữa bệnh hen suyễn cần lưu ý uống theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Với bệnh nhân hen suyễn, thuốc là “vật bất ly thân” bởi cơn hen có thể khởi phát bất cứ lúc nào vào trường hợp khẩn cấp. Những loại thuốc phổ biến hiện nay trong chữa hen suyễn là:

– Thuốc kiểm soát triệu chứng hen suyễn dài hạn: bệnh nhân uống hàng ngày để tránh tình trạng viêm hô hấp và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

– Thuốc cắt cơn hen: dử dụng đường hít để mang đến công dụng nhanh chóng, hạn chế nguy hiểm khi người bệnh khó thở và có thể sử dụng trước khi vận động theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

Tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và những lưu ý trong điều trị

Mỗi bệnh nhân hen suyễn sẽ được chỉ định phác đồ thuốc khác nhau

Khám bệnh cùng bác sĩ chuyên khoa hô hấp

Nếu hen suyễn được kiểm soát tốt, người bệnh hoàn toàn không được chủ quan ngừng uống thuốc hay không tái khám mà cần đến cơ sở y tế định kỳ để bác sĩ đánh giá hiện trạng của bệnh.

Trường hợp dòng thuốc đang sử dụng chưa phù hợp, có thể điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp hơn với tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố làm khởi phát cơn hen suyễn

Thời tiết: Khi trời trở lạnh hay chuyển mùa có thể khiến hen suyễn nặng hơn, người bệnh nên chú ý đeo khẩu trang, giữ cơ thể ấm áp và bảo vệ hệ hô hấp vào ban đêm… để tránh bệnh trở nặng hơn.

– Làm việc quá sức: Người bệnh hen suyễn nếu cố gắng làm việc nặng nhọc, chơi thể thao quá sức, leo cầu thang… có thể dẫn tới cơn hen xuất hiện. Do đó ngay khi thấy mệt hay thở khò khè, bệnh nhân nên nghỉ ngơi ngay, đồng thời chỉ nên tham gia những môn thể thao rèn luyện toàn thân như bơi lội, đi bộ…

– Thuốc lá: Thói quen này cần được bỏ hoàn toàn, đồng thời cần tránh xa khói thuốc để tránh cơn hen xuất hiện.

– Khói độc hại như khói bếp, bụi công nghiệp, bụi nhà… có thể kích thích cơn hen khiến cho bệnh nhân khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế môi trường ô nhiễm, đeo khẩu trang khi ra đường và dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

Tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn và những lưu ý trong điều trị

>>>>>Xem thêm: Nguy cơ gia tăng bệnh lý đường hô hấp thời điểm giao mùa

Bệnh nhân hen suyễn cần bảo vệ bản thân với khẩu trang và môi trường khói bụi

– Các loại hóa chất(nước hoa, nước tẩy, mỹ phẩm, thuốc xịt, thuốc nhuộm… đều có thể khiến hệ hô hấp nhạy cảm hơn và dễ khiến cơn hen khó kiểm soát hơn.

– Những loại đồ uống, thức ăn dị ứng: đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cơn hen hình thành nên bệnh nhân hen suyễn cần chú ý thực phẩm trong chế độ ăn của mình. Bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo đủ chất nhưng nên hạn chế những thực phẩm có tiền sử dị ứng hay dễ gây dị ứng.

Một số lưu ý quan trọng cho người bệnh hen suyễn là nên hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm trùng hô hấp, hạn chế lây nhiễm bệnh, có thể dùng điều hòa không khí để lọc không khí sạch hơn, hạn chế mở cửa và hít thở trong môi trường nhiều phấn hoa, giữ tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng… để giảm nguy cơ cơn hen khởi phát.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tiên lượng điều trị khỏi hen suyễn cho bệnh nhân và người thân. Để có được hiệu quả điều trị tốt và sức khỏe cải thiện nhanh chóng, bệnh nhân cần kết hợp điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách để tránh nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, điều trị sớm hen suyễn chính là cách để người bệnh kiểm soát triệu chứng sớm và hạn chế tối đa ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nếu có thắc mắc hoặc cần chúng tôi tư vấn, bạn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *