Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết, khi bệnh tiến triển thì những triệu chứng này có thể rõ ràng hơn nhưng việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn so với giai đoạn khởi phát.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính đứng thứ tư trong số những loại bệnh ung thư thường gặp ở nữ. Năm 2020, ước tính có khoảng trên 600.000 ca mắc bệnh ung thư phổi và hơn 340.000 ca tử vong do căn bệnh này.

Đa số ung thư cổ tử cung do HPV gây nên và 50% trong số đó tiền ung thư cổ tử cung và có nguy cơ cao. Virus này lây nhiễm nhiều nhất qua đường tình dục. Đồng thời, phụ nữ nhiễm HIV sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi(sống khỏe mạnh sau 5 năm) nếu được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm. Việc tiêm phòng HPV và khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh cũng là cách để bệnh nhân bảo vệ sức khỏe của bản thân và phòng ngừa nguy cơ bệnh.

Ung thư cổ tử cung hình thành từ các tế bào bất thường trong cổ tử cung – đoạn nối âm đạo với tử cung phía trên. Phụ nữ trên 30 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Tình trạng ung thư cổ tử cung ở nữ giới

2. Dấu hiệu bệnh lý ung thư cổ tử cung điển hình

Trong giai đoạn sớm thì bệnh ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng cụ thể dễ nhận biết. Những khi bệnh tiến triển xa thì những dấu hiệu ung thư cổ tử cung bắt đầu rõ ràng hơn bởi khối u phát triển dẫn tới chèn ép các cơ quan xung quanh của cơ thể, trong đó:

– Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung: Có máu và tăng tiết dịch âm đạo, đau hoặc ra máu khi quan hệ tình dục…

– Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn muộn: Đau vùng chậu, phù chân, nhức chân, mệt mỏi, sút cân, rò nước tiểu, xương giòn dễ gãy…

2.1 Chảy máu tại âm đạo – Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung điển hình

Đây là một trong số những dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung, những triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

– Chảy máu sau quan hệ

– Phụ nữ mãn kinh chảy máu bất thường

– Chảy máu bất thường không phải trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng

– Kinh nguyệt quá lâu

– Kinh nguyệt nhiều và có màu bất thường.

2.2 Tăng tiết dịch âm đạo

Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư cổ tử cung với các triệu chứng như:

– Dịch âm đạo có thể có màu hồng nhạt, đặc biệt ở giữa chu kì kinh hoặc sau mãn kinh.

– Dịch âm đạo có mùi hôi, màu dịch khác thường. Dịch âm đạo thông thường sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng, nếu dịch chuyển sang màu trắng bột, nâu, đỏ… thì cần lưu ý đi khám ngay.

– Dịch tiết âm đạo ra quá nhiều, thông thường dịch âm đạo duy trì độ ẩm ướt và môi trường sạch sẽ trong cơ thể. Tuy nhiên nếu như dịch âm đạo quá nhiều thì bạn nên cẩn trọng bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư.

2.3 Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục

Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những dấu hiệu thai đã vào tử cung, bạn cần lưu ý

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung sớm

2.4 Đau vùng chậu

Đau ở vùng chậu thường không phải do ngồi sai tư thế, do cách nằm mà đó có thể là một dạng cảnh báo bệnh sớm. Cơn đau lan từ gần ruột thừa đến vùng giữa xương chậu. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung khi đã di căn đến các cơ quan lân cận nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng này.

2.5 Chân sưng phù – Dấu hiệu ung thư cổ tử cung ít gặp

Chân phù bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh bởi khi ung thư di căn đến hạch bạch huyết ở vùng chậu có thể chèn ép hệ thống dẫn lưu bạch huyết.

Một số dấu hiệu khác có thể kể đến của bệnh như: sụt cân nhanh, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, rối loạn đại – tiểu tiện, gãy xương nếu có tình trạng di căn xương…

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới

3.1 Chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung

Thông qua những thay đổi của bệnh ung thư trong giai đoạn sớm khi chưa có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh thì việc điều trị sẽ hiệu quả và giảm nhẹ triệu chứng hơn rất nhiều. Người bệnh có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thông qua:

– Khám sàng lọc:

+ Đối với phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: Làm xét nghiệm Pap, làm định kỳ 3 năm một lần, đặc biệt với bệnh nhân có nguy cơ cao.

+ Đối với phụ nữ 30 – 65 tuổi: Làm xét nghiệm Pap, HPV hoặc Làm xét nghiệm HPV kết hợp PAP.

+ Đối với phụ nữ trên 65 tuổi: Nếu nhiều năm bạn làm xét nghiệm nhưng kết quả bình thường thì không cần thiết tầm soát bệnh, những phụ nữ cắt bỏ cổ tử cung để điều trị các bệnh lành tính cũng nằm trong nhóm không cần thực hiện xét nghiệm này.

Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau trước khi tiến hành xét nghiệm Pap hoặc HPV:

– Không nên tiến hành trong thời điểm có kinh nguyệt hay trước kỳ kinh nguyệt 2 ngày

– Không thụt rửa sâu âm đạo

– Không sử dụng tampon

– Không quan hệ tình dục

– Không nên dùng các loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi âm đạo.

3.2 Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Trong điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu, đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Ở những giai đoạn sau của bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định: xạ trị, hóa trị…

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Ung thư máu có lây không? Có thể chữa khỏi được không?

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thăm khám với Chuyên gia Ung bướu Singapore tại Thu Cúc TCI

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tiêm phòng HPV bảo vệ cơ thể chống lại virus gây bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh âm đạo và âm hộ. Tiêm vắc xin cũng sẽ không thay thế được việc người bệnh khám sức khỏe tử cung định kỳ.

Trên đây là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình chị em cần chủ động lưu ý và theo dõi. Nếu thấy những triệu chứng này thì bạn nên đến các cơ sở y tế với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để thăm khám và sàng lọc sớm bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế
cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *