Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp

Bệnh viêm tụy cấp tính dẫn đến 275.000 ca nhập viện mỗi năm tại Mỹ, bệnh lý này cũng đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Chủ động phòng tránh hoặc điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giúp không đối mặt với viêm tụy cấp tính và sự tái phát của bệnh ở những lần tiếp theo.

Bạn đang đọc: Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp

1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là một tình trạng tuyến tụy bị viêm (sưng) trong một thời gian ngắn. Hầu hết người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau vài ngày với sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh viêm tụy cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Viêm tụy cấp khác với viêm tụy mạn tính, là tình trạng khi tuyến tụy bị tổn thương vĩnh viễn do viêm trong nhiều năm. Tình trạng viêm liên tục gây ra sẹo ở các mô tuyến tụy (xơ hóa), khiến chúng không thể tạo ra enzyme và hormone.

Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp

Không phải tất cả các nguyên nhân đều có thể phòng ngừa được, nhưng có thể giảm nguy cơ viêm tụy cấp bằng cách giảm mức tiêu thụ rượu, giảm các yếu tố nguy cơ gây sỏi mật, giảm cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày…

2. Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng viêm tụy cấp

2.1 Nguyên nhân của bệnh viêm tụy cấp

Nguyên nhân chính

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp bao gồm sỏi mật hoặc uống quá nhiều rượu. Hai nguyên nhân này cùng nhau chiếm khoảng 80% trường hợp viêm tụy.

– Sỏi mật là những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật, đôi khi có thể gây viêm tụy cấp nếu chúng di chuyển ra khỏi túi mật và chặn đường tụy. Khi áp lực gây ra bởi sự tích tụ do tắc nghẽn, sẽ kích hoạt các enzyme bên trong tuyến tụy, dẫn đến bắt đầu tự tiêu hóa tuyến tụy. Điều này gây ra phản ứng viêm của tình trạng viêm tuyến tụy do sỏi mật.

Tìm hiểu thêm: Mổ cắt túi mật nội soi và những câu hỏi được quan tâm hàng đầu

Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp

Sỏi mật là một nguyên nhân có thể dẫn đến viêm tụy

– Sử dụng nhiều rượu là một nguyên nhân rõ ràng khác gây viêm tụy. Có thể các thành phần trong rượu đi vào máu gây ra phản ứng viêm trong tuyến tụy hoặc bằng cách nào đó chúng kích hoạt phản ứng hóa học các enzyme tiêu hóa bên trong tuyến tụy.

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân ít gặp hơn của viêm tụy cấp bao gồm:

– Nồng độ mỡ trong máu cao (tăng triglyceride máu)

– Nhiễm trùng do virus

– Viêm tụy tự miễn

– Nồng độ canxi trong máu cao

– Chấn thương ở tuyến tụy…

2.2 Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp

Triệu chứng điển hình và chủ yếu của viêm tụy cấp là cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột giữa bụng. Cơn đau này thường ngày càng trầm trọng hơn và có thể lan dọc theo lưng.

Các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm:

– Sốt cao từ 38 độ C trở lên

– Cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn

– Khó tiêu

– Đau hoặc sưng bụng

– Nhịp tim nhanh, thở nhanh

– Vàng da, vàng mắt.

Ăn uống có khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhanh, đặc biệt nếu ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.

Khi có cơn đau nếu nghiêng về phía trước hoặc cuộn người thành quả bóng có thể giúp giảm đau; nhưng nếu nằm ngửa sẽ thường khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Với viêm tụy cấp do sỏi mật, cơn đau thường phát triển sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn. Nếu tình trạng này do rượu gây ra, cơn đau thường xuất hiện từ 6 đến 12 giờ sau khi uống quá nhiều rượu.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tụy cấp tính

3.1 Chẩn đoán

Viêm tụy cấp được chẩn đoán tại bệnh viện thông qua quá trình khám lâm sàng với bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn các triệu chứng, tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, khám bụng bằng cách ấn bằng tay… Sau đó nếu có nghi ngờ bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu và chụp CT để giúp xác định chẩn đoán chính xác bệnh.

Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp

>>>>>Xem thêm: Men gan cao nên ăn gì? đề tài được nhiều người quan tâm

Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý gan mật được đông đảo khách hàng trên nhiều tỉnh thành tin tưởng và đánh giá cao.

3.2 Điều trị

Điều trị bệnh

Bệnh viêm tụy cấp cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tại đây người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra và được điều trị hỗ trợ kịp thời, đúng cách để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

– Bị viêm tụy cấp sẽ khiến cơ thể bị mất nước, do đó cần truyền dịch truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước.

– Để đảm bảo cơ thể nhận đủ oxy, người bệnh có thể được cung cấp oxy qua  ống thông mũi. Ống này sẽ được tháo ra sau vài ngày khi tình trạng được cải thiện.

– Viêm tụy cấp có thể gây cơn đau bụng dữ dội, do vậy người bệnh có thể cần dùng thuốc giảm đau.

– Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu có tình trạng nhiễm trùng và viêm tụy.

– Nếu người bệnh bị viêm tụy cấp nhẹ, không cảm thấy khó chịu và đau bụng, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên với người bệnh có tình trạng nghiêm trọng hơn thì bạn có thể sẽ được khuyên không nên ăn thức ăn đặc trong vài ngày hoặc lâu hơn. Bởi việc cố gắng tiêu hóa thức ăn có thể gây quá nhiều áp lực cho tuyến tụy.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Khi tình trạng bệnh đã được kiểm soát, thì các nguyên nhân gây bệnh cũng cần được điều trị triệt để tránh tái phát.

– Loại bỏ sỏi túi mật nếu người bệnh bị viêm tụy cấp do sỏi mật.

– Tránh hoàn toàn rượu, đặc biệt nếu rượu là nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp tính.

Hầu hết những người bị bệnh viêm tụy cấp đều hồi phục mà không gặp bất kỳ vấn đề gì thêm. Nhưng những người bị viêm tụy cấp nặng có thể bị biến chứng nghiêm trọng. Hoặc không điều trị dứt điểm khiến viêm tụy cấp làm tổn thương tuyến tụy lâu dài hoặc tái viêm nhiều lần, lâu ngày dẫn đến tình trạng mạn tính và các vấn đề sức khỏe khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Trên đây là các thông tin về bệnh lý viêm tuyến tụy dạng cấp tính, các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này, đồng thời nâng cao nhận thức trong phòng tránh, thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hàng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *