Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có thể khởi phát do dây thần kinh phải chịu sức ép khi tử cung ngày 1 mở rộng hoặc do thai phụ bị nhiễm virus Herpes Zoster gây bệnh Zona thần kinh…Vậy triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là gì?
Bạn đang đọc: Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi diễn ra trong cơ thể, trong đó sự thay đổi về hoocmon là nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe chị em bầu bí gặp phải. Hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong thai kì gây tích nước ở các bộ phận trong cơ thể , điều này có thể tạo ra lực nén lên dây thần kinh liên sườn và gây đau.
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là vấn đề nhiều người gặp phải
✚ Hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai cũng có thể khởi phát do nhau thai tiết ra quá nhiều hoocmon relaxin khiến cho sự liên kết giữa các khớp cùng chậu trở nên lỏng lẻo.
✚ Sự gia tăng của trọng lượng cơ thể và của thai nhi gây sức ép khá lớn lên các dây thần kinh liên sườn tạo ra các cơn đau.
✚ Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của thai kì, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ 3. Ở những tháng cuối cùng này vòng 1 của chị em phát triển khá to, kèm theo sự nới rộng của tử cung làm thu hẹp không gian liên sườn và chèn ép vào dây thần kinh ở khu vực này.
✚ Vận động sai tư thế, làm việc quá sức, khuôn vác nặng nhọc cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn khi mang thai.
✚ Ngoài ra cũng không ngoại trừ trường hợp do ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống, lao cột sống, tiểu đường thai kỳ, viêm đa dây thần kinh .
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Đau là triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh đau dây thần kinh liên sườn, biểu hiện này có đặc điểm:
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và những điều cần biết
Khám và điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn
★ Vị trí đau: thường khu trú và xuất phát ở 1 bên sườn, bệnh nặng tình trạng đau có thể kéo dài ra cả phía sau lưng.
★ Tính chất đau: Tùy theo tình trạng bệnh thai phụ có thể cảm thấy các cơn đau âm ỉ, đau rát, đau nhói hoặc cũng có khi bị đau dữ dội.
★ Các yếu tố khiến cơn đau tăng nặng: Việc thay đổi tư thế, nói to, cười, hít thở sâu hay hắt hơi đều có thể làm tăng cường độ đau.
★ Càng về cuối thai kỳ, triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường diễn ra thường xuyên hơn lúc này khoang ngực và tử cung đều nới rộng chèn ép mạnh vào dây thần kinh.
★ Trường hợp nhiễm virus Herpes Zoster: bên cạnh các cơn đau thai phụ còn gặp các triệu chứng của căn bệnh zona thần kinh như nổi mụn nước ở khu vực có dây thần kinh liên sườn, các mụn nước này sau vài ngày sẽ vỡ ra hoặc tự khô lại và bong tróc vảy.
Xử trí khi đau thần kinh liên sườn khi mang thai
>>>>>Xem thêm: Chữa rối loạn giấc ngủ ở đâu an toàn, hiệu quả
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị khi đau dây thần kinh liên sườn
Theo các chuyên gia bệnh đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà những biến chứng này còn đe dọa đến sự an toàn của thai nhi trong bụng mẹ.
Vì thế ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như đau tức ngực, đau mạn sườn bạn nên đi khám để được làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chuẩn đoán chính xác bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc trị bệnh an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời hướng dẫn cho thai phụ cách sinh hoạt ăn uống phù hợp nhằm khắc phục bệnh.
>> Lưu ý: Phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự chuẩn đoán bệnh và mua bất kì loại thuốc nào về uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn về bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai cần được giải đáp vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 558892 để được tư vấn hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.