Ung thư hắc tố là gì? phát triển từ các tế bào sắc tố

Ung thư hắc tố là loại ung thư da ít phổ biến nhất so với 2 loại còn lại (ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy), nhưng lại nguy hiểm nhất. Ung thư hắc tố phát triển từ các tế bào sắc tố (melanocyte).
Ung thư hắc tố thường xảy ra trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Tuy nhiên, khối u ác tính hiếm cũng có thể xuất hiện ở phần da chưa bao giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như hệ thống thần kinh, mắt và màng nhầy (niêm mạc miệng và đường tiêu hóa), cũng như dưới bàn chân và móng tay.
Ung thư hắc tố rất nguy hiểm vì nó có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là nếu không được phát hiện sớm. Nếu khối u ác tính được phát hiện sớm, thường có thể điều trị thành công.

Bạn đang đọc: Ung thư hắc tố là gì? phát triển từ các tế bào sắc tố

Nguyên nhân ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là gì? phát triển từ các tế bào sắc tố

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ung thư hắc tố.

Hầu hết các trường hợp ung thư hắc tố là do tia cực tím (UV) gây tổn hại DNA trong các tế bào da. Các nguồn chính của tia cực tím là ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời có chứa ba loại ánh sáng UV:
Tia cực tím A (UVA)
Tia cực tím B (UVB)
Tia tử ngoại C (UVC)
UVC được bầu khí quyển của Trái đất lọc ra nên không gây nguy hiểm, nhưng các tia UVA và UVB gây tổn thương da theo thời gian, làm cho ung thư hắc tố phát triển. UVB được cho là nguyên nhân chính của ung thư da hắc tố.
Nguồn sáng nhân tạo của ánh sáng, chẳng hạn như đèn cực tím và giường tắm nắng, cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.
Bị cháy nắng thường xuyên do ánh nắng mặt trời hoặc nguồn ánh sáng nhân tạo làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố ở mọi lứa tuổi.
Người có nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt nốt ruồi lớn hơn 5mm, có hình dạng bất thường. Khi đó, cần phải quan sát sự xem có sự thay đổi nào trong nốt ruồi không và tránh chúng khỏi tiếp xúc với ánh nắng.
Có người thân trong gia đình bị ung thư hắc tố cũng là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư hắc tố.
Một số yếu tố nguy cơ khác:
– Da nhợt nhạt
– Tóc đỏ hoặc vàng
– Mắt xanh
– Tuổi cao
– Có nhiều tàn nhang
– Da bị hư hại do cháy nắng hoặc điều trị xạ trị
– Hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như nhiễm HIV, người cấy ghép nội tạng
– Tiếp xúc với một số hóa chất – như creosote và asen

Các triệu chứng của ung thư hắc tố

Tìm hiểu thêm: Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư chỉ vì những thói quen dưới đây

Ung thư hắc tố là gì? phát triển từ các tế bào sắc tố

Bảng kiểm tra ABCDE giúp phân biệt nốt ruồi thường và nốt ruồi ung thư hắc tố.

– Sự đối xứng: nốt ruồi ung thư thường có 2 nửa khác nhau và hình dạng bất thường
– Đường bao: Đường bao của nốt ruồi ung thư có đường khía, không tròn
– Màu sắc: Có nhiều hơn 2 màu sắc
– Đường kính: kích thước lớn trên 6mm
– Độ rộng hoặc độ cao: Thay đổi theo thời gian

Điều trị ung thư hắc tố

Phương pháp điều trị chính cho ung thư hắc tố là phẫu thuật. Nếu khối u ác tính được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, phẫu thuật thường thành công.
Nếu khối u ác tính được chẩn đoán muộn, mục đích của điều trị là làm chậm sự lây lan của ung thư và giảm các triệu chứng. Phương pháp điều trị chính cho giai đoạn này là hóa trị.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư hắc tố?

Ung thư hắc tố là gì? phát triển từ các tế bào sắc tố

>>>>>Xem thêm: Vấn đề bé sâu răng hàm và những việc cha mẹ cần làm

Sử dụng kem chống nắng với chỉ số phù hợp, thoa trước khi ra nắng 15 phút và thoa lại 2 giờ 1 lần.

Cách tốt nhất để ngăn chặn tất cả các loại ung thư da là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, bằng các biện pháp sau đây:
– Tránh ra ngoài vào thời điểm ánh nắng mạnh nhất: 11h sáng cho tới 3h chiều.
– Khi ra ngoài, đội mũ rộng vành, mặc quần áo rộng dài và thoáng mát, đeo kính râm, vv…
– Bôi kém chống nắng thường xuyên 2 giờ 1 lần. Kem chống nắng phải ngăn được cả tia UVA và UVB, chỉ số chống nắng ít nhất là 15.
– Không nên tắm nắng, sử dụng giường phơi nắng, phòng tắm nắng nhân tạo vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
– Thường xuyên chú ý và kiểm tra các nốt ruồi đề phát hiện bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *