Dây thần kinh mắt bị viêm nhiễm là bệnh lý có sự liên quan đến sự tổn thương của dây thần kinh thị giác. Khi bị viêm thị thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu và mắt xảy ra tình trạng suy giảm thị lực. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh mắt sẽ giúp người bệnh có các phương pháp phòng bệnh cũng như trị bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm thị thần kinh mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Dây thần kinh mắt bị viêm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức cũng như suy giảm thị lực.
1. Viêm thị thần kinh mắt là gì?
Nhờ dây thần kinh thị giác làm cầu nối dẫn truyền, não mới có thể nhận được tín hiệu hình ảnh, từ đó phân tích và đưa ra những tín hiệu truyền khác cho các cơ quan trong cơ thể để phản ứng lại với hình ảnh thu được.
Trong cơ quan mắt của mỗi người sẽ có hai dây thần kinh thị giác tương ứng với hai mắt. Hai dây này có vị trí đối xứng nhau và đi về hai phía bán cầu não. Khi hai dây thần kinh này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền hình ảnh. Đây chính là bệnh lý viêm thị thần kinh. Thông thường, sẽ chỉ có một trong hai dây thần kinh thị giác mắc bệnh, từ đó, cũng chỉ có một mắt bị ảnh hưởng và suy giảm thị lực.
Chính vì điều này nên các triệu chứng của bệnh lý cũng thường chỉ xảy ra ở một bên mắt tương ứng với dây thần kinh thị giác bị viêm.
1.1. Thị lực của người bệnh suy giảm dần khi mắc viêm thị thần kinh mắt
Đây là bệnh lý có thể gây ra tình trạng giảm sút thị lực tạm thời ở bên mắt có dây thần kinh bị sưng viêm. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, mức độ ảnh hưởng và các triệu chứng cũng khác nhau. Bệnh lý về mắt này có thể tiến triển qua các giai đoạn trong vài giờ hoặc vài ngày sau viêm, thị lực của người bệnh sẽ suy giảm rõ rệt.
Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, các ổ sưng viêm được xử lý hoàn toàn thì thị giác của người bệnh sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắt không thể phục hồi lại cũng như còn có khả năng mù lòa vĩnh viễn.
1.2. Mắt có dây thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu
Gần như tất cả những bệnh nhân bị viêm thị thần kinh đều sẽ có cảm giác đau nhức một bên mắt theo mức độ tăng dần song song với tiến triển phát bệnh. Mắt của người bệnh sẽ đau hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, khói, bụi,…
1.3. Khả năng nhận biết màu sắc mất đi
Độ nhạy của tế bào thần kinh trên võng mạc bị giảm sút nhiều khi người bệnh mắc viêm thị thần kinh. Chính vì vậy, khả năng nhận biết màu sắc cũng bị ảnh hưởng. Hình ảnh mà mắt của người bệnh thu lại được sẽ kém sinh động hơn, ít màu sắc hơn, hoặc nặng hơn là không thể phân biệt được các màu sắc khác nhau.
1.4. Thị trường thị giác mất đi khi bị viêm thị thần kinh mắt
Thị trường thị giác là không gian tối đa mà một bên mắt có thể quan sát. Định nghĩa của thị trường thị giác thường bị nhầm lẫn với thị lực nghĩa là khả năng nhìn của mắt. Người bị viêm thị thần kinh sẽ thường bị thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn thị trường thị giác.
1.5. Ánh sáng có cảm giác nhấp nháy
Những bệnh nhân bị mắc bệnh lý đột ngột sẽ có khả năng nhìn thấy những đốm sáng nhấp nháy không có thực, đặc biệt là khi chuyển động nhãn cầu.
Khi bệnh càng trở nặng thì triệu chứng này sẽ càng nặng hơn và có khả năng gây mất thị thực và mắt đau đớn dữ dội. Nếu người bệnh mắc các bệnh lý tổn thương thần kinh khác sẽ có thể có các dấu hiệu như: rối loạn tri giác, một chi yếu dần,… Vậy nên, khi có các triệu chứng này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Những nguyên do khiến cho người bệnh mắc viêm thị thần kinh mắt
Tìm hiểu thêm: Nguy cơ thiệt mạng do thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Dây thần kinh mắt bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt, đây là bệnh lý có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như: đa xơ cứng, nhiễm trùng, đái tháo đường..
Dây thần kinh thị giác có cấu tạo ở dạng bó sợi thần kinh. Tín hiệu thần kinh thị giác được truyền tới não bộ dưới dạng xung điện. Lớp myelin bao bọc bó sợi thần kinh thị giác có tác dụng bảo vệ và cách nhiệt. Viêm nhiễm dây thần kinh thị giác là bệnh lý tự miễn, nguyên nhân do hệ miễn dịch xác định nhầm và tự tấn công myelin gây ra viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh lý này còn có một nguyên nhân phổ biến khác chính là bệnh đa xơ cứng – là loại bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự tấn công vào lớp bảo vệ myelin của não và tủy sống. Theo thống kê, trong vòng 15 năm, tỷ lệ người bệnh mắc đa xơ cứng gặp biến chứng viêm dây thần kinh mắt lên đến 50%.
Bệnh tự miễn dịch có tên gọi Neuromyelitis Optica cũng có thể gây ra viêm thị thần kinh. Bệnh lý sẽ có xu hướng nặng và khó điều trị hơn so với nguyên đa xơ cứng.
Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh cũng có thể viêm dây thần kinh mắt bởi các nguyên nhân có thể kể đến như:
2.1. Nhiễm trùng
– Người bệnh bị nhiễm trùng do mắc các bệnh lý như giang mai, Lyme, sốt đầu mèo,…
– Nhiễm trùng do virus viêm gan B, HIV, Herpes,…
2.2. Tiểu đường
Tiểu đường có thể khiến cho nguy cơ rối loạn thần kinh mắt cao hơn, từ đó, nguy cơ gây viêm cũng cao hơn bình thường. Chính vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu của mình, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
2.3. Bệnh lý viêm động mạch nội sọ
Viêm niêm mạc động mạch nội soi là tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng nhiều đến lưu thông máu đến mắt và não. Những người trong độ tuổi từ 70-80 có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
Theo một số nghiên cứu, thần kinh thị giác bị viêm cũng có sự liên quan đến một số thuốc điều trị hoặc quá trình xạ trị ở những vị trí trên đầu.
3. Điều trị bệnh lý thần kinh thị giác bị viêm như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?
Các loại thuốc Steroid có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm dây thần kinh mắt.
Đối với bệnh lý này, thông thường, các bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự cải thiện của tình trạng bệnh lý sau một vài tuần. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi hơn và các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân được giảm thiểu trong thời gian ngắn, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc Steroid.
3.1. Thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid
Để có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm dây thần kinh mắt nhanh chóng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch trong một vài ngày.
3.2. Thuốc uống Steroid
Thuốc uống sẽ thường được các bác sĩ chỉ định sau khi bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid.
Đa số các bệnh nhân bị viêm nhiễm dây thần kinh mắt đều đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị Steroid. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắt bị mất thị lực nghiêm trọng, không thể điều trị được bằng các loại thuốc thông thường sẽ cần phải can thiệp bằng phương pháp trao đổi huyết tương.
Sau khi điều trị, thị lực của bệnh nhân sẽ dần hồi phục và các triệu chứng khiến cho người bệnh khó chịu cũng sẽ dần biến mất.
Trên đây là các thông tin về bệnh lý viêm nhiễm dây thần kinh thị giác. Để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thông tin về dịch vụ điều trị Mắt, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.