Những điều nên biết về bệnh ung thư trực tràng

Bệnh ung thư trực tràng thuộc nhóm bệnh ung thư phổ biến và có tính chất nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn đang đọc: Những điều nên biết về bệnh ung thư trực tràng

1. Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư trực tràng

1.1. Bệnh ung thư trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển ở trực tràng. Khi các tế bào ung thư này phát triển sẽ xâm lấn và phá hủy những mô khỏe mạnh lân cận. Bên cạnh đó, những tế bào ung thư có thể di căn tới những cơ quan khác nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư trực tràng thường bắt đầu dưới dạng các khối tế bào nhỏ lành tính được gọi là polyp hình thành phía trong trực tràng. Một vài polyp có thể phát triển thành ung thư trực tràng.

Những điều nên biết về bệnh ung thư trực tràng

Trực tràng là cơ quan tạo nên phần dưới của hệ tiêu hóa, nối giữa đại tràng và ống hậu môn

1.2. Nguyên nhân có nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư trực tràng

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng thường không rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây bệnh, bao gồm:

– Polyp đại trực tràng – là một trong những nguyên nhân cao dẫn tới bệnh lý ung thư trực tràng, polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hóa càng cao.

– Các bệnh đại trực tràng mạn tính: Những người bệnh có mắc viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Tiền sử gia đình: Nếu có người thân bị ung thư trực tràng, nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn. Điều này có thể do di truyền hoặc do chung một môi trường sống và chế độ ăn uống.

– Thói quen hút thuốc lá: Thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư trong đó có ung thư trực tràng. Trong thuốc là có chứa nhiều chất gây ung thư và có thể gây tổn hại cho đường niêm mạc đường tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.3. Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng cần lưu ý

– Đại tiện ra máu: Máu trong phân có thể là màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đen. Là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh.

– Thay đổi thói quen đại tiện: Có thể xảy ra tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc đi ngoài thường xuyên hơn bình thường. Những thay đổi này có thể do tế bào ung thư ảnh hưởng đến chức năng của ruột già.

– Đau bụng và khó chịu vùng bụng dưới: Là một trong những triệu chứng của ung thư trực tràng. Đau có thể xuất hiện khi niêm mạc ruột bị tổn thương hoặc tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan lân cận.

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây là những triệu chứng chung của nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư trực tràng.

Trong trường hợp các tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận khác, cơ thể sẽ xảy ra một vào triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí di căn của tế bào ung thư như:

– Đau đầu.

– Mắt nhìn mờ.

– Vàng da, vàng mắt.

– Ho dai dẳng, người mệt mỏi và khó thở.

– Ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn.

– Bàn tay hoặc bàn chân sưng kên.

– Đau xương, xương dễ gãy.

Ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng bệnh nguy hiểm như:

– Thủng hoặc tắc ruột.

– Áp xe quanh khối u.

– Di căn tới các cơ quan khác.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

Những điều nên biết về bệnh ung thư trực tràng

Bạn hãy chú ý tới dấu hiệu có thể nhận biết về bệnh lý ung thư trực tràng

2. Cách phòng ngừa và chẩn đoán ung thư trực tràng sớm

2.1. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Ung thư trực tràng có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng lành mạnh. Dưới đây là một số cách để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư trực tràng:

– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các loại hạt.

– Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Tạo thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe đường ruột và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư trực tràng mà còn gây ra nhiều bệnh lý khác. Nếu bạn không thể hoàn toàn từ bỏ, hãy giảm thiểu việc hút thuốc trong tuần.

– Giảm cân nếu cần thiết: Nếu cơ thể đang ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

– Đi khám định kỳ: Đi khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của ung thư trực tràng và điều trị kịp thời.

2.2. Có thể chẩn đoán ung thư trực tràng bằng cách nào?

Để chẩn đoán ung thư trực tràng, có thể sử dụng một số phương pháp sau:

– Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng ngón tay đeo găng để kiểm tra trực tràng để tìm khối u hoặc bất kỳ bất thường nào khác.

– Xét nghiệm máu: Có thể đánh giá các chỉ số bất thường, cho thấy sự tổn thương của niêm mạc ruột hoặc sự hiện diện của tế bào ung thư.

– Siêu âm đường tiêu hóa: Giúp bác sĩ xem được hình ảnh chi tiết của ruột già và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp không xâm lấn và an toàn cho người bệnh.

– Chụp CT và MRI:  Chụp CT sử dụng tia X, chụp MRI sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của bên trong cơ thể. Cả hai phương pháp chẩn đoán này có thể được sử dụng để kiểm tra trực tràng và các bộ phận lân cận nhằm tìm các dấu hiệu của ung thư.

– Nội soi đại tràng: Trong quá trình nội soi đại tràng sẽ dụng một ống dài, mỏng, có gắn camera để nhìn vào bên trong trực tràng và đại tràng. Nếu bác sĩ phát hiện thấy bất kỳ bất thường nào, họ có thể lấy mẫu mô (sinh thiết) để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Những điều nên biết về bệnh ung thư trực tràng

>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với tình trạng trẻ mắc dị vật chảy nước mũi

Nội soi đại trực tràng là một phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh

Bệnh ung thư trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và có nguy cơ mắc cao ở nước ta. Tuy nhiên, bệnh này có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng lành mạnh. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của ung thư trực tràng, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, đừng quên liên hệ tới TCI để được giải đáp tận tình mọi thắc mắc!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *