Bệnh tai biến liệt nửa người bên phải và cách phục hồi

Dù thoát khỏi nguy hiểm về tính mạng, những người bị tai biến mạch máu não vẫn có nguy cơ chịu nhiều di chứng do não đã có tổn thương. Một trong những di chứng phổ biến và nặng nề đó chính là tai biến liệt nửa người bên phải. Cùng tìm hiểu về căn bệnh liệt nửa người bên phải sau tai biến, hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh tai biến liệt nửa người bên phải và cách phục hồi

1. Liệt nửa người bên phải – Di chứng phổ biến và nặng nề sau tai biến

Sau cơn tai biến mạch máu não, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều di chứng như giảm vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiểu tiện… Trong đó, rối loạn vận động là di chứng phổ biến nhất, chiếm đến 92% các trường hợp. 

Liệt nửa người bên phải là một trong những rối loạn vận động được đánh giá là nặng nề, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và khả năng phục hồi của người bệnh. 

Tai biến liệt nửa người bên phải xảy ra khi khi bán cầu não trái bị tổn thương, có thể xuất hiện trong và sau cơn tai biến. Cụ thể, vùng não thực hiện nhiệm vụ điều khiển việc vận động của cơ thể bị tổn thương, dẫn đến không thể kiểm soát sự chuyển động của một hoặc một số nhóm cơ và dẫn đến các triệu chứng bất thường. 

Ngoài tai biến mạch máu não một số nguyên nhân khác có thể gây liệt nửa người bệnh phải gồm:

– Chấn thương sọ não

– Bại não

– Bệnh Parkinson

– Ung thư

– Các tổn thương não khác

Bệnh tai biến liệt nửa người bên phải và cách phục hồi

Sau cơn tai biến, người bệnh có thể gặp phải di chứng gây liệt nửa người bên phải

2. Các triệu chứng tai biến liệt bên phải

Các triệu chứng tê liệt, giảm khả năng vận động xảy ra ở một nửa cơ thể bên phải, có thể kể đến như:

– Tê liệt cảm giác tay, chân ở nửa bên phải của cơ thể

– Gặp khó khăn trong việc di chuyển, nâng, nhấc, xoay nửa người bên phải

– Mất thăng bằng, không cầm nắm được chính xác các đồ vật

– Đau mỏi cơ

– Nhầm lẫn trái – phải

– Thị lực mắt phải giảm sút đáng kể

– Gặp khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt cá nhân

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bất thường, không liên quan đến vận động như:

– Khó nhận diện người khác

– Rối loạn ngôn ngữ

– Suy nghĩ và cách xử trí hàng ngày trở nên chậm chạp

– Giao tiếp khó khăn

– Dễ thay đổi cảm xúc và dễ nổi cáu, giận dữ

– Nguy cơ bị trầm cảm cao

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách trị bệnh mất ngủ đơn giản, hiệu quả

Bệnh tai biến liệt nửa người bên phải và cách phục hồi

Người bệnh không thể hoặc khó khăn trong việc cử động phần cơ thể bên phải, không thể thực hiện những hoạt động đơn giản thường ngày.

3. Tai biến liệt nửa người gây ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?

Liệt nửa người bên phải khiến cho người bệnh không thể thực hiện những công việc đơn giản trong cuộc sống để tự phục vụ những nhu cầu thiết yếu của bản thân. Vì vậy họ cần phải có sự hỗ trợ từ người thân. Điều này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn dễ gây ra tâm trạng buồn chán, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.

4. Điều trị tai biến gây liệt nửa người bên phải

Mục đích của việc điều trị tai biến liệt nửa người bao gồm khôi phục hoặc cải thiện khả năng vận động của người bệnh, tăng cường thể chất và phục hồi chức năng của não. Các biện pháp bao gồm: 

4.1 Các bài phục hồi chức năng rất quan trọng trong điều trị tai biến liệt nửa người bên phải

Não bộ chính là cơ quan trực tiếp điều khiển hoạt động và sự phối hợp của các chi. Nếu các chi bị liệt lâu thì não cũng có nguy cơ bị liệt theo. Do vậy giúp các chi bị liệt nhanh cử động trở lại là vô cùng quan trọng trong việc kích thích sự phục hồi của não.

Để làm được điều này, người bệnh cần tích cực thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tập trung vào nửa bên phải cơ thể, bao gồm:

– Các bài tập rèn luyện cầm nắm các vật dụng

– Các bài tập tăng sự cử động của chân, tay

– Tự thực hiện các hoạt động cá nhân như tắm rửa, ăn uống…

Thời gian đầu, người thân có thể hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập và các công việc cá nhân, sau đó cần khuyến khích người bệnh tự thực hiện. 

Để cải thiện các cơ bị liệt, người bệnh có thể sử dụng nửa cơ thể bên trái khỏe mạnh để hỗ trợ nửa cơ thể bên phải bị liệt luyện tập. Điều này cũng giúp tăng cường hoạt động cho các chi bị liệt, từ đó kích thích não bộ vận động giúp cải thiện dần tình trạng bệnh.

Bệnh tai biến liệt nửa người bên phải và cách phục hồi

>>>>>Xem thêm: Người thiếu máu não ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Người bị di chứng liệt nửa người bên phải sau tai biến cần được tập các bài tập phục hồi chức năng. Ngoài ra cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh để sớm hồi phục.

4.2 Chế độ dinh dưỡng đủ chất 

Dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố góp phần mang đến hiệu quả cho quá trình điều trị phục hồi bệnh liệt nửa người bên phải. Các nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý cho người bệnh trong trường hợp này gồm:

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết bằng cách bổ sung các nhóm thực phẩm gồm:

+ Nhóm đạm: nổi bật là thịt, trứng cá

+ Nhóm bột đường: các thực phẩm từ gạo, ngũ cốc

+ Nhóm vitamin, khoáng chất: nguồn từ rau xanh, củ quả và trái cây

+ Nhóm chất béo: tốt nhất nên dùng dầu thực vật không cholesterol

– Các thực phẩm cần hạn chế: Thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo, rượu bia, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều muối. 

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh không bị quá tải.

4.3 Chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh tai biến liệt nửa người bên phải

Những người bị tai biệt liệt nửa người thường phải nằm nhiều. Việc này có thể gây ra tình trạng loét ở điểm tì đè, gây nhiễm trùng, hoại tử. Vì vậy, người nhà nên chú ý lật trở người bệnh để hạn chế tình trạng này. 

Hầu hết những người bị tai biến liệt phải, đặc biệt là người già đều gặp phải khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân. Đối với những người gặp rối loạn tiểu tiện, đại tiện, người nhà cần trợ giúp để tránh tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi. 

Những thông tin về căn bệnh tai biến liệt phải được chia sẻ trên đây hi vọng đã giúp các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách chăm sóc cho người thân trong gia đình. Trong quá trình điều trị cho người bệnh, hãy luôn giữ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phù hợp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *