Siêu âm doppler xuyên sọ là kỹ thuật siêu âm không đau, không xâm lấn, nhằm kiểm tra và ghi lại tốc độ lưu lượng máu trong động mạch não. Từ đó tạo thuận lợi cho việc tầm soát và chẩn đoán một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến não. Vậy siêu âm doppler xuyên sọ được áp dụng khi nào?
Bạn đang đọc: Siêu âm doppler xuyên sọ được áp dụng khi nào?
1. Kỹ thuật siêu âm doppler xuyên sọ là gì?
1.1. Siêu âm doppler là gì?
Siêu âm doppler là một hình thức siêu âm hoàn toàn khác so với các hình thức siêu âm chẩn đoán hình ảnh thông thường. Nếu như siêu âm thông thường cho các hình ảnh trực quan thông qua sóng siêu âm của cơ quan cần quan sát và chẩn đoán thì doppler lại thông qua các sóng này để khảo sát những dạng chuyển động bên trong cơ thể.
Các dạng chuyển động mà siêu âm doppler hướng đến là sự dịch chuyển của tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này được ghi nhận cùng với cả tần suất thay đổi tốc độ và hướng chuyển động. Ngoài ra, trong một số trường hợp, kỹ thuật y khoa này còn tập trung ghi nhận những áp lực động mạch phổ biến.
Như vậy, khi bác sĩ thực hiện thủ thuật siêu âm doppler, họ sẽ phóng chùm sóng siêu âm với tần số thích hợp để đi xuyên qua các vật thể chuyển động trong cơ thể. Từ đó, máy tính sẽ thu về các tín hiệu thu được và chuyển thành các thông số. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đọc các chỉ số đó và chẩn đoán bệnh lý cho người bệnh.
1.2. Siêu âm doppler xuyên sọ là gì?
Siêu âm doppler xuyên sọ giúp kiểm tra và ghi lại tốc độ lưu lượng máu trong động mạch não
Hình thức thực hiện doppler xuyên sọ cũng tương tự như kỹ thuật siêu âm doppler bình thường. Kỹ thuật này sẽ lợi dụng vị trí có xương sọ mỏng hơn các vị trí khác để đưa sóng siêu âm qua thăm dò.
Có 3 vị trí có thể thực hiện kỹ thuật doppler xuyên sọ là:
– Doppler xuyên sọ khu dưới chẩm: Vùng dưới chẩm để ghi nhận tốc độ dòng máu tại động mạch nền và động mạch sống.
– Doppler xuyên sọ vùng thái dương: Chuyên được áp dụng để kiểm tra các động mạch não giữa, trước và sau.
– Doppler xuyên sọ vùng ổ mắt: Các loại động mạch mắt hay động mạch cảnh đều được kiểm tra bằng cách này.
2. Những ai được chỉ định thực hiện siêu âm doppler xuyên sọ
Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định thực hiện đối với một số người bệnh có các yếu tố nguy cơ như:
– Thuyên tắc: Bệnh lý này xảy ra khi bọt khí, huyết khối hoặc bất kỳ chất gì không tan trong máu di chuyển trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn.
– Bệnh lý tim mạch: Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch có thể đã bị tổn thương động mạch. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến việc cung cấp máu đến não.
– Bệnh đái tháo đường: Căn bệnh này có thể gây ra bệnh thận, tổn thương thần kinh và gây tăng huyết áp bất thường. Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ nhồi máu não.
– Nồng độ cholesterol trong máu cao: Những người có mức cholesterol hoặc triglyceride trong máu tăng cao sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu não do sự tích tụ của nhiều mảng bám trên thành động mạch.
– Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là một bệnh lý di truyền được đặc trưng bởi các tế bào hồng cầu có hình dạng giống như lưỡi liềm chứ không phải hình tròn như thông thường. Tình trạng này sẽ làm giảm số lượng tế bào hồng cầu mang oxy. Những tế bào này cũng chính là nguyên nhân gây tắc mạch máu, dẫn đến việc lưu thông máu lên não bị ảnh hưởng. Người bệnh mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ và tăng áp phổi.
Tìm hiểu thêm: Chụp CT liều thấp tầm soát ung thư phổi như thế nào?
Siêu âm doppler xuyên sọ thường được áp dụng với người bệnh có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường,…
Ngoài ra, trong một số trường hợp, siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định áp dụng với người bệnh từng trải qua chấn thương như bạo lực hoặc tai nạn. Những chấn thương này có thể làm tăng áp lực nội sọ và gây xuất huyết trong não. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để theo dõi sau phẫu thuật có can thiệp trong nhu mô não như một tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công.
3. Quy trình thực hiện siêu âm doppler xuyên sọ
3.1. Trước khi siêu âm
Trước khi thực hiện kỹ thuật doppler xuyên sọ, người bệnh không cần có sự chuẩn bị đặc biệt gì, kể cả là phải nhịn ăn trước đó.
3.2. Trong và sau khi siêu âm
Trong quá trình siêu âm, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và nằm trên giường. Sẽ có một hoặc nhiều đầu dò được đặt trực tiếp lên da người bệnh với một lượng gel nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho siêu âm. Kỹ thuật viên sẽ bôi gel và đặt đầu dò lên nền sọ ở phía sau vùng cổ, thái dương hoặc trên mí mắt bệnh nhân đã nhắm kín. Khi đó, đầu dò đã được kết nối với máy tính sẽ cung cấp các dữ liệu về lưu lượng máu chảy trong mạch máu não.
Tại mỗi vị trí siêu âm khác nhau, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh đầu dò để hướng sóng siêu âm về phía các mạch máu đang được kiểm tra. Một lần thực hiện như vậy thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Sau khi siêu âm xong, người bệnh có thể trở về và sinh hoạt như bình thường.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát ung thư phổi
Hình ảnh siêu âm doppler xuyên sọ
4. Ứng dụng của siêu âm doppler xuyên sọ
4.1. Sử dụng khi thông động các tĩnh mạch não
Các mạch máu trong não sẽ xuất hiện tình trạng phình bất thường do một số nguyên nhân khác nhau. Do đó, kỹ thuật doppler xuyên sọ sẽ giúp phát hiện các bất thường và có hướng xử trí kịp thời.
4.2. Siêu âm doppler xuyên sọ giúp kiểm tra huyết động học của não
Các bác sĩ thông qua các chỉ số thu được khi thực hiện kỹ thuật doppler xuyên sọ sẽ biết được người bệnh có đang bị tắc hay hẹp động mạch, co thắt mạch não hay không. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ đưa ra một số kết luận ban đầu liên quan đến tuần hoàn bàng hệ.
4.3. Siêu âm doppler xuyên sọ hỗ trợ theo dõi bệnh nhân trong phẫu thuật
Kỹ thuật doppler xuyên sọ được đánh giá là một trong những kỹ thuật kiểm tra an toàn với số liệu thu về có độ chính xác cao. Do đó, các bệnh viện đều kết hợp áp dụng phương pháp này trong các cuộc phẫu thuật động mạch hoặc tim phức tạp. Như vậy, bác sĩ phẫu thuật vẫn có thể theo dõi được khả năng tuần hoàn não của bệnh nhân ngay cả khi ca phẫu thuật vẫn đang diễn ra.